Trả lời bạn đọc về mô hình trồng dừa trên đất cát

Câu hỏi:
Em tên bích
Địa chỉ: gò dầu, Tây Ninh
ĐT: 0907543241
Em nhờ các anh chị tư vấn cho em mô hình trồng dừa trên đất cát
Em xin cám ơn.

Trả lời:
Cây dừa là loại cây dễ trồng, thích nghi với nhiều vùng đất nhưng để đạt năng suất cao đòi hỏi điều kiện sinh thái và kỹ thuật trồng thích hợp.  Bạn có thể tham khảo điều kiện sinh thái và kỹ thuật trồng để áp dụng và thực tế vùng đất của bạn.
Điều kiện sinh thái:
- Khí hậu: Điều kiện tự nhiên ở nước ta thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của cây dừa. Tuy nhiên, để đạt được năng suất cao cây dừa cần được tưới nước trong mùa nắng và thoát nước trong mùa mưa. Dừa là cây ưa ánh nắng, 120 giờ chiếu sáng/tháng là mức tối thiểu cần thiết để cây dừa quang hợp và hô hấp, dưới mức này sản lượng dừa sẽ giảm. Dừa phát triển tốt ở vùng khí hậu ẩm. Nếu không khí quá khô thì tỷ lệ đậu trái thấp và làm rụng trái non.
- Đất đai: Cây dừa có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau, nhưng thích hợp nhất là đất thịt pha cát, thoát nước tốt, pH 5,5 - 7. Vùng bị khô hạn hay ngập úng không thích hợp cho cây dừa. Dừa trồng trên đất cát dễ bị khô hạn vào mùa khô, do vậy nên chọn vùng đất có mực nước ngầm không sâu quá 3-4m.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc.

Kỹ thuật trồng:
- Mùa vụ: Nên trồng vào tháng 6-7 dương lịch (mùa mưa) để giảm chi phí tưới trong giai đoạn cây con. Tuy nhiên, nếu chủ động được nguồn nước tưới thì có thể trồng vào bất kỳ thời gian nào trong năm.
- Đào mương lên liếp: Đối với vùng đất cát, cát pha, địa hình bằng phẳng, không cần lên liếp. Dọn sạch đất, cày tơi xốp. Định hướng trồng, cắm cọc theo khoảng cách trồng.
- Mật độ trồng: Mật độ trồng tùy theo giống, độ màu mỡ của đất, điều kiện khí hậu và có trồng xen hay không trồng xen.
+ Giống dừa cao: mật độ trồng khoảng 180 cây/ha.
+ Giống dừa lùn: mật độ trồng khoảng 240 cây/ha.
- Đấp mô hoặc chuẩn bị hố trồng.
Ở vùng đất thấp nên trồng cây trên mô để tránh bị đọng nước, đấp mô 1-2 tuần trước khi trồng.

* Chăm sóc:
- Che mát và đậy gốc
Nhằm hạn chế sự bốc thoát nước, giúp cây phục hồi nhanh sau khi trồng cần che mát cho đến khi cây bén rễ, phát triển tốt. Ngoài ra, để giảm bớt lượng nước bốc hơi trong mùa khô, cần đậy gốc cho cây con bằng cách dùng vỏ dừa, bụi xơ dừa hay lục bình phủ quanh gốc dừa.
- Làm cỏ
+ Dọn sạch cỏ dại xung quanh mô hay hố không để cỏ dại cạnh tranh dinh dưỡng, nước và ánh sáng với cây dừa sẽ làm cho cây dừa chậm lớn. + Trong giai đọan cây dừa chưa mang trái nên trồng xen các loại cây ngắn ngày hay cỏ làm thức ăn cho gia súc, cây họ đậu để che phủ đất, hạn chế sự rửa trôi chất dinh dưỡng bề mặt, đồng thời tăng thêm chất hữu cơ bồi dưỡng cho đất, giảm chi phí chăm sóc và tăng thu nhập.

* Bón phân:
Vùng đất cát, cát pha bạn có thể tham khảo lượng phân như sau

 


Ngoài phân hóa học, việc bón phân hữu cơ cho dừa cũng cần được quan tâm nhằm cung cấp thêm phân vi lượng, cải tạo đất, giúp cho cây sinh trưởng tốt, tăng sức đề kháng và đạt năng suất cao.
         
Chúc bạn thành công!

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Sở KH&CN Bến Tre có cho đăng ký thực hiện các đề tài khoa học hay không?
• Tình hình ứng dụng công nghệ vi sinh vật để xử lý môi trường nước ở Bến Tre như thế nào
• Cho biết đậu móng chim tên khoa học là gì, hay còn gọi tên gì?
• Cây bưởi có dấu hiệu xuất hiện các đốm vàng trên lá là bệnh gì?
• Mô hình ủ phân vi sinh (từ nguồn phân bò, dê...) theo phương pháp mới
• Dừa bên em lá và đọt bị quẹo ngang nguyên nhân là bị gì ạ
• Hỏi về viết sáng kiến
• Tư vấn chọn giống dừa
• Trồng chanh chùm bông tím xen bưởi được không?
• Trả lời bạn đọc về đăng ký bảo hộ độc quyền một nhãn hiệu cho một sản phẩm mới
• Bệnh thối đọt trên dừa
• Trả lời bạn đọc - Bệnh trên bưởi da xanh
• Trả lời bạn đọc về xịt thuốc hoặc đặt thuốc trên dừa
• Kích thích ra bông vạn thọ
• Trả lời bạn đọc về Bưởi da xanh