Cây bưởi có dấu hiệu xuất hiện các đốm vàng trên lá là bệnh gì?

Hỏi:

Kính chào Ban biên tập của Sở Khoa học và Công nghệ Tỉnh Bến Tre

Tôi có trồng 1 vài cây bưởi ươm từ hạt giống được tầm 3 năm tuổi. Gần đây, cây bưởi của tôi có dấu hiệu xuất hiện các đốm vàng trên lá, trong đó có 1 cây bị nặng tới bạc màu lá luôn. Tôi có thử rắc vôi bột vào nhưng không hiệu quả. (Hình ảnh các cây bưởi, đính kèm dưới đây).

Xin ban biên tập tư vấn giúp tôi cây bưởi của tôi đang bị bệnh gì và cách điều trị như thế nào?

Rất mong thư giải đáp từ Ban biên tập ạ.

Xin chân thành cảm ơn Ban biên tập nhiều!

haphoian250690@gmail.com

 

 
     

 

Trả lời:

Hình ảnh đính kèm của bạn không rõ nhưng qua mô tả triệu chứng có thể nhận định cây bưởi đang bị nhện gây hại.

Nhện là loài sinh vật rất nhỏ gây hại trên cây có múi, nhện hại này có 3 loại: nhện đỏ, nhện vàng và nhện trắng. Trưởng thành nhện đỏ màu đỏ sậm, dài khỏang 0,3mm (bằng đầu chấm kim), nếu quan sát dưới kính lúp sẽ thấy giống như con mạt gà. Nhện vàng màu vàng tươi, cơ thể dẹp, hình dạng củ cà rốt, dài khỏang 0,1mm. Nhện trắng trưởng thành có màu trắng, dài 0,16mm. Chính vì kích thước quá nhỏ nên nông dân không thể thấy bằng mắt thường (chỉ thấy qua kính lúp hoặc kinh hiển vi, riêng nhện đỏ quan sát kỹ có thể thấy) nên thường lầm tưởng do nấm bệnh gây ra.

Cả 3 loại nhện trên đều gây hại trên trái và cả trên lá non, cành non. Trên lá, nhện dùng kim chích ở miệng châm vào lá hút nhựa tạo thành những chấm nhỏ lúc đầu màu trắng vàng lốm đốm trên lá sau chuyển màu nâu đồng hoặc trắng bạc. Bị hại nặng toàn bộ lá mất màu xanh bóng, lá có thể khô và rụng sớm, cây kém phát triển. Nhện tấn công cả cành, làm cành khô và chết. Vườn nào có nhện xuất hiện nếu không phòng trừ sẽ nhanh chóng lây lan và gây thiệt hại.

Biện pháp phòng trừ

- Trong mùa nắng nên dùng máy bơm tưới phun lên tán cây có hiệu quả hạn chế mật độ nhện.

- Tránh bón thừa đạm. Trong những vườn bón quá nhiều đạm, mật số nhện thường cao.

- Khi nhện phát triển nhiều nên phun thuốc đặc trị như: NilMite 550SC, Nissorun 20EC, Sulox 80WP,... phun kỹ mặt dưới lá. Chú ý:  Nhện rất mau kháng thuốc vì thế nên sử dụng luân phiên thuốc bảo vệ thực vật. Ngoài ra, khi phun cần phải đảm bảo dung dịch thuốc tiếp xúc đều với dịch hại.

Chúc bạn thành công.

 

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Sở KH&CN Bến Tre có cho đăng ký thực hiện các đề tài khoa học hay không?
• Tình hình ứng dụng công nghệ vi sinh vật để xử lý môi trường nước ở Bến Tre như thế nào
• Cho biết đậu móng chim tên khoa học là gì, hay còn gọi tên gì?
• Mô hình ủ phân vi sinh (từ nguồn phân bò, dê...) theo phương pháp mới
• Dừa bên em lá và đọt bị quẹo ngang nguyên nhân là bị gì ạ
• Hỏi về viết sáng kiến
• Tư vấn chọn giống dừa
• Trồng chanh chùm bông tím xen bưởi được không?
• Trả lời bạn đọc về đăng ký bảo hộ độc quyền một nhãn hiệu cho một sản phẩm mới
• Bệnh thối đọt trên dừa
• Trả lời bạn đọc - Bệnh trên bưởi da xanh
• Trả lời bạn đọc về mô hình trồng dừa trên đất cát
• Trả lời bạn đọc về xịt thuốc hoặc đặt thuốc trên dừa
• Kích thích ra bông vạn thọ
• Trả lời bạn đọc về Bưởi da xanh