Xây dựng mô hình trồng rau ứng dụng công nghệ cao tại tỉnh Bến Tre

• Tổ chức chủ trì nhiệm vụ:

- Trung tâm Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

- Thủ trưởng: Nguyễn Quốc Trung

- Địa chỉ: Ấp Phước Thạnh, xã Tam Phước, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre

- Điện thoại: 0275860345

 
• Kinh phí thực hiện:
 
• Họ tên chủ nhiệm nhiệm vụ và người tham gia chính:
Chủ nhiệm nhiệm vụ

- Họ và Tên: Lê Huyền Trang

- Giới tính: Nữ

- Trình độ học vấn: 12/12

- Chức danh khoa học: Thạc sĩ

- Chức vụ: Phó trưởng phòng

- Điện thoại: 0946744141

Người tham gia

- ThS. Lê Huyền Trang
- KS Nguyễn Thị Thanh Hằng
- CN Đỗ Thị Diễm Thanh
- CN Trần Anh Khoa
- CN Nguyễn Thị Hồng Nhung

 
• Mục tiêu nội dung chính và kết quả của nhiệm vụ:

Mục tiêu của nhiệm vụ:
Mục tiêu chung
Ứng dụng thành tựu KHCN thủy canh để nâng cao giá trị (năng suất, chất lượng an toàn thực phẩm và hiệu quả kinh tế) một số loại rau tại Bến Tre. Góp phần tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân thuộc địa bàn tỉnh.
Mục tiêu cụ thể
- Tiếp nhận 5 quy trình kỹ thuật về trồng rau theo hướng công nghệ cao
1. Quy trình trồng rau ăn lá hộ gia đình.
2. Quy trình trồng rau ăn lá qui mô thương phẩm
3. Quy trình trồng cà chua bi tưới nhỏ giọt
4. Quy trình trồng dưa leo tưới nhỏ giọt
5. Quy trình pha chế dung dịch dinh dưỡng cho rau ăn lá và ăn quả
- Xây dựng được 4 mô hình tại Trung tâm kèm theo 5 quy trình kỹ thuật sau đây
1. Mô hình và quy trình trồng một số loại rau ăn lá, quy mô hộ gia đình vùng đô thị, bằng phương thức thủy canh tĩnh, trong thùng xốp.
2. Mô hình và quy trình trồng một số loại rau ăn lá áp dụng trên diện tích lớn (hàng trăm m2 trở lên) bằng phương thức thủy canh ngập thoát xen kẽ.
3. Mô hình và quy trình trồng Cà chua bi áp dụng trên diện tích lớn (hàng trăm m2 trở lên) bằng phương thức thủy canh trồng trong bầu và tưới nhỏ giọt.
4. Mô hình và quy trình trồng Dưa leo áp dụng trên diện tích lớn (hàng trăm m2 trở lên) bằng phương thức thủy canh trồng trong bầu và tưới nhỏ giọt.
- Từ 5 quy trình kỹ thuật xây dựng thành công 5 mô hình ứng dụng tại thực tế đồng ruộng.
+ 2 mô hình qui mô hộ gia đình: trồng rau thủy canh trong thùng xốp.
+ 3 mô hình qui mô sản xuất thương phẩm: Mô hình trồng rau thủy canh ngập thoát xen kẽ, mô hình trồng cà chua bi tưới nhỏ giọt và mô hình trồng dưa leo tưới nhỏ giọt.
- Tất cả các loại sản phẩm đều đạt tiêu chuẩn rau an toàn theo quy định của Bộ NNPTNT.

Nội dung chính của nhiệm vụ:
- Tiếp nhận chuyển giao kỹ thuật trồng rau bằng phương pháp thủy canh
- Thực nghiệm các công nghệ đã chuyển giao tại Trung tâm
- Tổ chức hội thảo giới thiệu mô hình
- Tập huấn quy trình trồng rau theo phương pháp thủy canh cho hội nông dân và nông dân trong vùng dự án.
- Triển khai xây dựng mô hình trồng rau thủy canh đến các hộ dân vùng dự án.
- Tập huấn chuyển giao kỹ thuật trồng và chăm sóc rau theo phương pháp thủy canh cho từng loại mô hình.

• Kết quả thực hiện:
Dự án “ Xây dựng mô hình trồng rau ứng dụng công nghệ cao tại tỉnh Bến Tre” bắt đầu thực hiện từ cuối năm 2015 đến nay, qua 3 năm thực hiện, Dự án đã tiếp nhận và làm chủ công nghệ, xây dựng được 5 quy trình kỹ thuật sản xuất rau màu theo các phương pháp thủy canh khác nhau phù hợp với điều kiện tỉnh Bến Tre. Trên cở sở này, Dự án cũng đã chuyển giao quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc qua 6 lớp tập huấn cho hơn 100 hộ dân vùng trồng rau trên địa bàn thành phố Bến Tre, huyện Giồng Trôm và huyện Ba Tri. Đồng thời, thực tế hóa quy trình để trình diễn giới thiệu đến nông dân 9 mô hình trồng thử nghiệm rau theo phương pháp thủy canh và thủy canh cải tiến: 4 mô hình tại trung tâm và 5 mô hình tại Phú Nhuận, Sơn Hòa, Mỹ Thạnh An
- Thành phố Bến Tre, huyện Ba Tri và huyện Giồng Trôm mỗi điểm 1 mô hình, với tỷ lệ thành công của mô hình từ 90 - 98%. Tất cả sản phẩm của dự án đã được phân tích kiểm tra dư lượng Nitrat và dư lượng thuốc BVTV, tất cả đều nằm dưới ngưỡng cho phép. Mô hình đã thu hút nhiều sự quan tâm của các hộ dân trên địa bàn tỉnh, mở ra một hướng đi mới cho khả năng phát triển rau màu trên địa bàn tỉnh.
Tuy nhiên, dù canh tác theo phương pháp thủy canh giúp tăng vụ, tăng năng suất trên cùng 1 diện tích đất, người dân vẫn còn bỡ ngỡ trong quy trình trồng, chăm sóc cũng như bâng khuâng về chi phí đầu tư ban đầu, hướng tiếp cận công nghệ và thị trường.
- Vì vậy, cần thiết nên tiếp tục xây dựng chương trình duy trì và nhân rộng mô hình để tạo điều kiện hỗ trợ người sản xuất về kinh phí đầu tư, tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật phối hợp tham quan thực tế, tổ chức liên kết sản xuất và tiếp cận đầu ra cho sản phẩm này. Việc làm trên cũng nhằm làm nâng cao chất lượng rau màu của tỉnh Bến Tre cũng như nâng cao thu nhập cho người dân trong thời điểm kinh tế hiện nay.

 
• Thời gian thực hiện:
 
• Mã số kho: