Nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ hỗ trợ phát triển sản phẩm chế biến đạt chứng nhận OCOP tỉnh Bến Tre

• Tổ chức chủ trì nhiệm vụ:

- Công ty Cổ phần Tư vấn Chất lượng và Đào tạo Tín Việt.

- Họ và tên thủ trưởng: Lê Tấn Nghị.

- Địa chỉ: 79 Quang Trung, phường Thạch Thang, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng.

- Điện thoại: 0236.35656189.

 
• Kinh phí thực hiện:
 
• Họ tên chủ nhiệm nhiệm vụ và người tham gia chính:
Chủ nhiệm nhiệm vụ

- Họ và tên: Lê Văn Tặng.

- Giới tính: Nam.

- Trình độ học vấn:  12/12.                     

- Chức danh khoa học: Thạc sĩ.

- Điện thoại: 0236.35656189.

Người tham gia

- TS. Trần Văn Vinh

- TS. Vũ Quý Vui

- ThS. Lê Quốc Khánh

- ThS. Dương Thị Thùy Trâm

- KS. Hà Thanh Diên

- KS. Trần Quang Minh

- KS. Lê Hữu Thọ

 
• Mục tiêu nội dung chính và kết quả của nhiệm vụ:

Mục tiêu của nhiệm vụ:

Mục tiêu tổng quát:

Ứng dụng các giải pháp khoa học và công nghệ hỗ trợ nâng cao năng suất chất lượng, an toàn thực phẩm cho các sản phẩm OCOP đã được công nhận trên địa bàn tỉnh Bến Tre.

Mục tiêu cụ thể:

- Hỗ trợ chủ thể có sản phẩm OCOP chế biến được chuyển giao ứng dụng khoa học và công nghệ; tiếp cận phát triển kinh tế số. Tập trung vào nhóm sản phẩm chế biến để tác động khoa học công nghệ thúc đẩy năng suất và chất lượng, an toàn thực phẩm cho sản phẩm đạt từ 3 sao trở lên.

- Xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật cho sản phẩm OCOP; triển khai hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

- Thiết kế sản phẩm; kiểm tra xác lập, bảo hộ nhãn hiệu các sản phẩm được chứng nhận OCOP.

- Xây dựng nhóm tiêu chuẩn kỹ thuật phục vụ sản xuất, hoạt động giám sát, đánh giá sản phẩm OCOP.


Nội dung chính của nhiệm vụ:

Tiếp cận, nghiên cứu tài liệu và khảo sát, thu thập thông tin của 56 chủ thể có các sản phẩm chế biến đạt chứng nhận OCOP.

Xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật cho sản phẩm OCOP; triển khai hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

- Thiết kế sản phẩm; hoàn thiện kết quả bảo hộ nhãn hiệu các sản phẩm được chứng nhận OCOP.

Xây dựng nhóm tiêu chuẩn kỹ thuật phục vụ sản xuất, hoạt động giám sát, đánh giá sản phẩm OCOP.

- Nâng cao kỹ năng quản lý sản xuất kinh doanh của các chủ thể OCOP, cán bộ quản lý chương trình OCOP địa phương và kết nối thị trường.


Kết quả thực hiện:

- Báo các kết quả khảo sát hiện trạng của 56 chủ thể sản xuất có sản phẩm OCOP, áp dụng quy trình chuyển giao ứng dụng KH&CN, tiếp cận phát triển kinh tế số.

- 10 mô hình thí điểm được triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong chế biến sản phẩm.

- Hoàn thiện để cấp có thẩm quyền/tổ chức chứng nhận hệ thống quản lý tiên tiến của 10 Doanh nghiệp.

- 10 Doanh  nghiệp được cải tiến chất lượng 5S/kaizen. 

- Phần mềm số hoá quản lý nhật ký sản xuất cho 10 doanh nghiệp.

- Kết nối giao thương trê hệ thống Thương mại điện tử.

- 56 hồ sơ về tiêu chuẩn sản phẩm về dinh dưỡng, cảm quan, vi sinh vật, hóa theo văn bản pháp luật hiện hành và yêu cầu thị trường ngày càng nâng cao.

- Hệ thống thông tin sản phẩm trong Qrcode cho 56 sản phẩm.

-56 giấy chứng nhận Hợp chuẩn/hợp quy sản phẩm cho 56 sản phẩm.

- 56 Bộ thiết kế nâng cấp bao bì, nhãn sản phẩm của 56 sản phẩm.

- 24 giấy chứng nhận/duy trì theo các tiêu chuẩn HACCP, ISO 22000, ISO 9001.

- 10 bộ Combo giới thiệu sản phẩm OCOP của chủ thể.

- 01 lớp đào tạo nâng cao kỹ năng sản xuất kinh doanh cho chủ thể OCOP sản phẩm sơ chế chế biến 56 người.

- 01 lớp đào tạo nâng cao kỹ năng sản xuất kinh doanh cho chủ thể OCOP sản phẩm sơ chế, chế biến 56 người.

- 01 lớp đào tạo kỹ năng nâng cao hiệu quả chương trình OCOP cho cán bộ quản lý OCOP (ToT) tại địa phương, huyện, tỉnh: 20 người.

- 10-15 hợp đồng mua bán sản phẩm OCOP đặc sản Bến Tre.

 
• Thời gian thực hiện:
 
• Mã số kho: