Đánh giá hiện trạng sử dụng bạt nhựa trong ao nuôi thủy sản và đề xuất hướng xử lý nhằm bảo vệ môi trường theo hướng bền vững tại Bến Tre

• Tổ chức chủ trì nhiệm vụ:

- Phân Viện Nghiên cứu Hải sản phía Nam.

- Họ và tên thủ trưởng: Phạm Quốc Huy

- Địa chỉ: Đường 3/2, phường 11, TP. Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

- Điện thoại: 02546521768                     

- Website: www.rimf.org.vn

 
• Kinh phí thực hiện:
 
• Họ tên chủ nhiệm nhiệm vụ và người tham gia chính:
Chủ nhiệm nhiệm vụ

- Họ và tên: Phạm Quốc Huy.

- Giới tính: Nam.

- Học hàm, học vị: Tiến sĩ.

Người tham gia

- TS. Phạm Quốc Huy

- ThS. Cao Văn Hùng

- ThS. Nguyễn Thị Phương Thảo

- ThS. Nguyễn Phước Triệu

- KS. Phạm Xuân Thái

- KS. Trịnh Thị Trà

- CN. Nguyễn Thị Việt Hà

- KS. Nguyễn Thiên Phúc

- KS. Châu Minh Tâm

- PGS. TS. Lê Anh Thắng

- Trần Trọng Khiêm. 

 
• Mục tiêu nội dung chính và kết quả của nhiệm vụ:

Mục tiêu của nhiệm vụ:

Mục tiêu tổng quát:  

Đề xuất được phương án xử lý bạt nhựa ao nuôi đã qua sử dụng phù hợp với điều kiện tại tỉnh Bến Tre.


Mục tiêu cụ thể:

- Đánh giá được hiện trạng sử dụng bạt nhựa từ các ao nuôi thủy sản trên địa bàn tỉnh Bến Tre.

- Đề xuất giải pháp xử lý bạt ao nuôi qua sử dụng thành vật liệu để đưa vào khối bê tông sao cho lượng nhựa đưa vào nhiều nhất mà sản phẩm vẫn đạt chất lượng về các chỉ tiêu theo tiêu chuẩn Việt Nam.

- Sản xuất thành công 3.000 viên gạch con sâu tái chế từ nhựa HDPE sử dụng trong nuôi trồng thủy sản, có kích thước 240 x 130 x 40 mm (dài x rộng x dày).

 

Nội dung chính của nhiệm vụ:

- Đánh giá hiện trạng sử dụng bạt nhựa trong nuôi thủy sản ở Bến Tre. 

- Nghiên cứu, ứng dụng, phát triển, chuyển giao công nghệ tái sản xuất bạt nhựa trong nuôi trồng thủy sản vào đời sống tại Bến Tre. Đánh giá ảnh hưởng của gạch nhựa sau tái chế ảnh hưởng lên sức khỏe của con người. Đánh giá hiệu quả kinh tế - môi trường so với các sản phẩm gạch khác. 

- Đề xuất các giải pháp giảm thiểu và tái sử dụng rác thải nhựa trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản ở Bến Tre. Xây dựng mô hình sản xuất gạch nhựa HDPE từ bạt nhựa đã qua sử dụng trong nuôi trồng thủy sản ở Bến Tre.

 

Kết quả thực hiện:

Gạch nhựa con sâu UNC 3000 viên, Sản phẩm gạch đạt tiêu chuẩn ngành xây dựng cấp tỉnh, theo quy cách 31 viên/m2. Quy trình sản xuất gạch con sâu từ bạt nhựa HDPE. Báo cáo đánh giá hiện trạng sử dụng bạt nhựa trong nuôi trồng thủy sản tại tỉnh Bến Tre. Báo cáo kết quả nghiên cứu, ứng dụng, phát triển, chuyển giao công nghệ tái sản xuất bạt nhựa HDPE trong nuôi trồng thủy sản vào đời sống tại Bến Tre. Báo cáo đề xuất các giải pháp giảm thiểu và tái sử dụng rác thải nhựa trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản ở Bến Tre. Bộ số liệu thu thập thông tin về hiện trạng sử dụng bạt nhựa trong nuôi trồng thủy sản tại tỉnh Bến Tre.

 
• Thời gian thực hiện:
 
• Mã số kho: