Nghiên cứu đề xuất các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm hàng hóa

• Tổ chức chủ trì nhiệm vụ:

- Trung tâm Hỗ trợ Phát triển Doanh nghiệp vừa và nhỏ 2.

- Họ và tên thủ trưởng: Nguyễn Thị Thu Phương.

- Địa chỉ: 64 – 66 Mạc Đĩnh Chi, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.

- Điện thoại: (028) 38248866.

- Fax: (028) 38225868.

 
• Kinh phí thực hiện:
 
• Họ tên chủ nhiệm nhiệm vụ và người tham gia chính:
Chủ nhiệm nhiệm vụ

- Họ và tên: ThS. Nguyễn Hữu Lộc.

- Giới tính: Nam.

- Điện thoại: 070.35.32.835. 

Người tham gia

- Ông. Nguyễn Phước Lộc

- Ông. Phạm Minh Chi

- Ông. Nguyễn Thế Nam

- Ông. Lê Minh Dưng

- Bà. Nguyễn Thị Thu Phương

- Bà. Lê Thị Hoàng Anh

- Ông. Lê Thức; Ông. Dương Công Trường

- Ông. Lê Đình Khôi

- Bà. Phạm Thị Ngọc Bích

- Ông. Nguyễn Duy Khương

- Ông. Nguyễn Minh Huệ

- Ông. Phạm Bá Cứu

- Bà. Nguyễn Thị Thu Hà

- Ông. Bùi Đức Phương

- Ông. Trầm Văn Ngà

- Bà. Nguyễn Thị Phương Yên

- Bà. Nguyễn Kim Anh

- Bà. Nguyễn Phương Thanh

 
• Mục tiêu nội dung chính và kết quả của nhiệm vụ:

Mục tiêu của nhiệm vụ:

Mục tiêu tổng quát: 

Hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa (gọi tắt là năng suất chất lượng) trên cơ sở áp dụng các giải pháp về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất chất lượng; Triển khai các nhiệm vụ KH&CN hỗ trợ doanh nghiệp nghiên cứu, đổi mới, chuyển giao và ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số và các mô hình công cụ hỗ trợ cho sản xuất thông minh, dịch vụ thông minh trong việc nâng cao năng suất chất lượng phù hợp xu thế của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, góp phần nâng tỷ trọng đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa thúc đẩy phát triển kinh tế tỉnh Bến Tre.

Mục tiêu cụ thể:

-  Nâng cao nhận thức, tăng cường kiến thức về năng suất chất lượng trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư cho các tổ chức, doanh nghiệp (gọi chung là doanh nghiệp);

-  Đào tạo nguồn nhân lực hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất chất lượng gắn với những đòi hỏi mới của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Đào tạo được ít nhất 10 chuyên gia năng suất chất lượng được đánh giá chứng nhận đạt tiêu chuẩn. Trên 1.000 lượt cán bộ lãnh đạo, quản lý năng suất chất lượng của doanh nghiệp được đào tọa chuyên sâu các kiến thức về năng suất chất lượng;

-  Số doanh nghiệp được phổ biến, đào tạo, hướng dẫn áp dụng các giải pháp về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất chất lượng hàng năm tăng khoảng 10%. Có ít nhất 05 doanh nghiệp xây dựng mô hình điểm chia sẻ, nhân rộng:

+ Hỗ trợ 30 lượt doanh nghiệp tham gia xây dựng áp dụng chứng nhận các Hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến (ISO 9001, ISO  22000, ISO  14001, ISO 45001, Kosher, GAP…). Trong đó số doanh nghiệp được hỗ trợ xây dựng và áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 và Hệ thống quản lý môi trường ISO 14001 tăng ít nhất 10% so với gia đoạn 2013 – 2020.

+ Tư vấn 15 lượt doanh nghiệp áp dụng công cụ nâng cao năng suất chất lượng như: 5S, Kaizen, chỉ số hoạt động chính (KPI), quản lý chất lượng toàn diện (TQM), duy trì hiệu suất thiết bị tổng thể (TPM), nhóm kiểm soát chất lượng (QCC);

+ Hỗ trợ 03 lượt doanh nghiệp tham gia Giải thưởng Chất lượng Quốc gia.

+ Tư vấn 50 doanh nghiệp xây dựng tiêu chuẩn cơ sở, thử nghiệm, giám định, kiểm định chứng nhận chất lượng sản phẩm, hàng hóa

+ Tư vấn áp dụng chứng nhận ít nhất 50 sản phẩm phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn ký thuật địa phương, quy chuẩn kỹ thuật quốc giá, tiêu chuẩn quốc tế;

+ Triển khai 05 lượt doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ KH&CN trong nghiên cứu đổi mới, chuyển giao, ứng dụng công nghệ bề các mô hình công cụ hỗ trợ cho sản xuất thông minh, dịch vụ thông minh, chuyển đổi số.

Xây dựng Kế hoạch định hướng và kiến nghị chính sách thực hiện cho giai đoạn triển khai năm 2025 – 2030.

 

Nội dung chính của nhiệm vụ:

- Điều tra,đánh giá hiện trạng canh tác, và khảo sát vùng nguyên liệu, thị trường tiêu thụ sầu riêng trên địa bàn tỉnh Bến Tre.

- Bảo tồn nguồn gene cây sầu riêng Bến Tre.

- Đánh giá đa dạng di truyền giống/dòng sầu riêng ở Bến Tre.

- Giải trình tự bộ gene cây sầu riêng Bến Tre.

- Thiết lập hồ sơ và đăng ký 2 giống cây mới (Ri6 và Monthong).

- Xây dựng hai mô hình (hai mô hình: bình tuyển cây đầu dòng, nhân giống; Kết nối vùng nguyên liệu).

 

Kết quả thực hiện:

- Nghiên cứu tổng quan và hoàn thiện thuyết minh đề tài nghiên cứu.

- Mẫu Bảng khảo sát.

- 01 Báo cáo hiện trạng và nhu cầu về hỗ trợ Năng suất Chất lượng tại tỉnh Bến Tre.

- Bộ tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình.

- Báo cáo khảo sát lựa chọn doanh nghiệp phù hợp tham gia các nội dung hỗ trợ.

- Báo cáo kết quả “Khóa đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về năng suất chất lượng cho khoảng 1.000 lượt cán bộ, công chức, viên chức thuộc các Sở, ngành, UBND huyện, thành phố và lãnh đạo doanh nghiệp, nhân viên quản lý năng suất chất lượng tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh”

- 01 Danh sách chuyên gia tư vấn được lựa chọn.

- 10 Giấy xác nhận hoàn thành khóa đào tạo về “Các giải pháp năng suất cơ bản và nâng cao”.

- Mỗi chuyên gia tập sự hoàn thành 02 Báo cáo Tổng kết dự án triển khai tại 02 doanh nghiệp (có xác nhận và đánh giá của doanh nghiệp về năng lực trong quá trình triển khai dự án).

- 10 Chuyên gia được Trung tâm SMEDEC2 cấp giấy chứng nhận chuyên gia tư vấn năng suất cho các HTQL và CCNS đã tham gia tư vấn.

- 01 Báo cáo Đánh giá kết quả đào tạo các chuyên gia tư vấn năng suất cho địa phương.

- 05 Danh sách học viên tham gia các khóa đào tạo.

- 05 Danh sách học viên tham gia khóa đào tạo Đào tạo đánh giá mô hình kết hợp.

- 05 Báo cáo kết quả tư vấn mô hình kết hợp (01 Hệ thống quản lý (HTQL), - 01 công cụ cải tiến năng suất (CCNS), 01 xây dựng tiêu chuẩn cơ sở (TCCS) và 01 sản phẩm phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật địa phương, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế (CNSP) cho 05 doanh nghiệp điểm.

- 15 Danh sách học viên tham gia các khóa đào tạo.

- 15 Danh sách học viên tham gia khóa đào tạo Đào tạo đánh giá mô hình kết hợp.

- 15 Báo cáo kết quả tư vấn mô hình kết hợp (01 Hệ thống quản lý (HTQL), - 01 xây dựng tiêu chuẩn cơ sở (TCCS) và 01 sản phẩm phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật địa phương, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế (CNSP).

- 10 Danh sách học viên tham gia các khóa đào tạo.

- 10 Danh sách học viên tham gia khóa đào tạo Đào tạo đánh giá mô hình kết hợp.

- 10 Báo cáo kết quả mô hình kết hợp Hệ thống quản lý (HTQL) và công cụ cải tiến năng suất (CCNS) cho 10 doanh nghiệp.

- 30 Báo cáo kết quả mô hình kết hợp tiêu chuẩn cơ sở (TCCS) và chứng nhận sản phẩm (CNSP) cho 30 doanh nghiệp.

- 03 Danh sách học viên tham gia khóa đào tạo.

- 03 bộ tài liệu, hồ sơ của doanh nghiệp theo quy định GTCLQG.

- 05 Báo cáo Đánh giá sự sẵn sàng sản xuất thông minh, dịch vụ thông minh, chuyển đổi số cho 05 doanh nghiệp.

- 05 Báo cáo Kết quả tư vấn cho 05 doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ KH&CN trong nghiên cứu, đổi mới, chuyển giao, ứng dụng công nghệ về các mô hình công cụ hỗ trợ cho sản xuất thông minh, dịch vụ thông minh, chuyển đổi số.

- Báo cáo Hội thảo Tổng kết và Chia sẻ kinh nghiệm.

- Sổ tay Hướng dẫn doanh nghiêp tham gia/áp dụng: Giải thưởng chất lượng quốc gia, HTQL, CCNS và sản phẩm phù hợp với tiêu chuẩn quốc. gia, quy chuẩn kỹ thuật địa phương, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế  đã triển khai tư vấn áp dụng cho doanh nghiệp.

- Kế hoạch triển khai cùng kiến nghị chính sách thực hiện cho giai đoạn triển khai năm 2025 – 2030.

 
• Thời gian thực hiện:
 
• Mã số kho: