Hoạt động Khoa học và Công nghệ

Quy định tiêu chí cánh đồng lớn trên địa bàn tỉnh Bến Tre

Quy định tiêu chí cánh đồng lớn trên địa bàn tỉnh Bến Tre

Ngày 27/4/2016, Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre đã ban hành Quyết định số 15/2016/QĐ-UBND về việc quy định tiêu chí cánh đồng lớn trên địa bàn tỉnh Bến Tre và có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký. Theo Quyết định, tiêu chí cánh đồng lớn trên địa bàn tỉnh Bến Tre gồm có tiêu chí bắt buộc và tiêu chí khuyến khích. Các tiêu chí thực hiện theo quy định của Thông tư số 15/2014/TT-BNNPTNT ngày 29 tháng 4 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cụ thể như sau:

Phương pháp bảo quản lúa gạo, định hướng phát triển

Phương pháp bảo quản lúa gạo, định hướng phát triển

Ngày 08/4/2016, Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long đã tổ chức Hội thảo các công nghệ tiên tiến sau thu hoạch với chủ đề: “Lưu trữ sinh thái – Gạo đồ chất lượng cao – Xay xát năng suất cao – Các giải pháp năng lượng sinh thái”. Hội thảo được tổ chức tại Thành phố Cần Thơ và đã thu hút gần 200 đại biểu là lãnh đạo Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Khoa học và Công nghệ, Tổng Công ty lương thực miền Nam, Công ty lương thực các tỉnh, thành phố trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh miền Đông Nam Bộ.

Tập huấn phổ biến văn bản và hướng dẫn một số kỹ năng viết sáng kiến

Tập huấn phổ biến văn bản và hướng dẫn một số kỹ năng viết sáng kiến

Ngày 7/4/2016, Sở Khoa học và Công nghệ Bến Tre tổ chức lớp tập huấn “Phổ biến văn bản và hướng dẫn một số kỹ năng viết sáng kiến” tại Hội trường Sở cho hơn 90 đại biểu là đại diện của các sở ngành trong tỉnh.

Công nghệ mới phát hiện độc tố trong thực phẩm

Công nghệ mới phát hiện độc tố trong thực phẩm

Máy đo dư lượng nitrat Soeks Nuc-019-1 sản xuất ở Nga giúp người dùng có thể tự kiểm tra dư lượng nitrat cho hơn 60 loại rau củ, thịt tươi.

Cây bưởi da xanh thích nghi với hạn, mặn

Cây bưởi da xanh thích nghi với hạn, mặn

Toàn xã Châu Hưng, huyện Bình Đại có 25 ha đất trồng bưởi da xanh xen canh và chuyên canh, trong đó có khoảng 4ha đang cho trái ổn định, các diện tích còn lại nông dân vừa chuyển đổi trong khoảng 1-2 năm gần đây.

Quy trình kỹ thuật nhân giống vườn cây đầu dòng cây bưởi da xanh

Quy trình kỹ thuật nhân giống vườn cây đầu dòng cây bưởi da xanh

Giống cây trồng là một trong những nhân tố đóng vai trò quyết định trong việc nâng cao chất lượng trái cây đáp ứng nhu cầu thị trường, là yêu cầu hết sức quan trọng trong định hướng phát triển kinh tế vườn. Do đó, để có một cây giống tốt thì trong quá trình nhân giống đòi hỏi nguồn vật liệu ghép (cành, mắt ghép) phải đảm bảo đúng giống có nguồn gốc rõ ràng là hết sức cần thiết, vì vậy Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Chợ Lách chủ trì thực hiện đề tài “Khảo sát, chọn lọc và xây dựng vườn cây đầu dòng cây ăn trái đặc sản phục vụ sản xuất” trên địa bàn tỉnh Bến Tre và đã đưa ra quy trình xây dựng vườn cây đầu dòng hoàn chỉnh trên một số loại cây ăn trái đặc sản của tỉnh như: sầu riêng, chôm chôm, bưởi da xanh,…. Sau đây xin giới thiệu quy trình kỹ thuật nhân giống vườn cây đầu dòng cây bưởi da xanh.

Dưa hấu trồng trên đất biển Thừa Đức mùa hạn mặn cho năng suất cao

Dưa hấu trồng trên đất biển Thừa Đức mùa hạn mặn cho năng suất cao

Mùa khô năm nay, do xâm nhập mặn sớm lấn sâu vào nội đồng cộng với nắng nóng gay gắt kéo dài, đã làm cho quá trình sản xuất nông nghiệp của bà con nông dân trên địa bàn huyện Bình Đại bị ảnh hưởng nặng nề. Diện tích lúa Đông xuân 2015-2016 bị thiệt hại là 277ha/400ha. Diện tích hoa màu của bà con tại các địa phương bị thiệt hại hoàn toàn với diện tích 24,7ha. Trong khi đó, các diện tích dưa hấu của bà con nông dân xã biển Thừa Đức, vẫn phát triển xanh tốt và cho năng suất cao.

Sử dụng cây lục bình làm cơ chất trong trồng nấm Bào ngư

Sử dụng cây lục bình làm cơ chất trong trồng nấm Bào ngư

Nghề trồng nấm đang được phát triển nhanh chóng với giá thành đạt hiệu quả kinh tế cao. Trong các giống nấm ăn, nấm bào ngư và nấm rơm đã được nhiều hộ dân và một số cơ sở sản xuất nấm với số lượng lớn, đạt chất lượng cũng như tai nấm đáp ứng được thị hiếu của người tiêu dùng. Thông thường nguyên liệu trồng nấm thường tận dụng từ các nguyên liệu phụ phẩm nông nghiệp rẻ tiền như mùn cưa cao su, rơm rạ, tro trấu, bã mía, mụn dừa, lục bình, thân gỗ mục. Trong đó, lục bình là một loài thực vật thủy sinh thường mọc dày đặc, trôi lơ lửng trên các sông rạch ở nước ta đặc biệt là ở các tỉnh miền Đông (Đồng Nai, Bình Dương, Tp.HCM) và các tỉnh miền Tây (Bến Tre, Tiền Giang, Vĩnh Long,..) dễ gây cản trở cho giao thông đường thủy. Vì vậy, việc tận dụng nguồn nguyên liệu lục bình dồi dào, dễ tìm để sản xuất nấm vừa giúp tăng thu nhập cho người dân vừa giảm thiểu sự ô nhiễm môi trường.

 Bến Tre tham gia trưng bày giới thiệu kết quả, thành tựu khoa học và công nghệ

Bến Tre tham gia trưng bày giới thiệu kết quả, thành tựu khoa học và công nghệ

Chiều ngày 06/03/2016, tại Hội trường khách sạn Vạn Phát Fortuneland, phường Cái Khế, quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ, đã diễn ra hoạt động trưng bày, giới thiệu kết quả, thành tựu khoa học và công nghệ (KH&CN) của các địa phương, doanh nghiệp, viện, trường khu vực Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2005-2015.

Nghiệm thu đề tài “Đánh giá hiệu quả áp dụng tiêu chuẩn MSC và đề xuất giải pháp quản lý và bảo tồn nguồn lợi nghêu giống ở vùng biển ven bờ tỉnh Bến Tre”

Nghiệm thu đề tài “Đánh giá hiệu quả áp dụng tiêu chuẩn MSC và đề xuất giải pháp quản lý và bảo tồn nguồn lợi nghêu giống ở vùng biển ven bờ tỉnh Bến Tre”

Nghêu Bến Tre là sản phẩm đặc sản biển đầu tiên của khu vực Đông Nam Á được Hội đồng Quản lý biển (Marine Stewardship Council-MSC) cấp chứng nhận tiêu chuẩn MSC năm 2009. Mặc dù nghêu Bến Tre đã có thương hiệu quốc tế nhưng không có nghĩa là thương hiệu sẽ tồn tại mãi mãi mà cần có sự quan tâm của cả cộng đồng trong việc quản lý, khai thác cũng như bảo vệ thương hiệu. Vì vậy, để quản lý và bảo tồn nguồn lợi nghêu giống ở vùng biển ven bờ tỉnh Bến Tre góp phần bảo tồn đa dạng sinh học, tạo công ăn việc làm ổn định, tăng thu nhập cho người dân vùng ven biển, Phân viện quy hoạch thủy sản phía Nam đã chủ trì thực hiện đề tài “Đánh giá hiệu quả áp dụng tiêu chuẩn MSC và đề xuất giải pháp quản lý và bảo tồn nguồn lợi nghêu giống ở vùng biển ven bờ tỉnh Bến Tre” trong thời gian 12 tháng với kinh phí hơn 490 triệu đồng từ nguồn ngân sách sự nghiệp khoa học của tỉnh.