Hoạt động Khoa học và Công nghệ

Ứng dụng chế phẩm nấm xanh phòng trừ sâu rầy trên hoa kiểng tại huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre

Ứng dụng chế phẩm nấm xanh phòng trừ sâu rầy trên hoa kiểng tại huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre

Trong canh tác nông nghiệp hiện nay, người dân sử dụng rất nhiều phân hóa học dẫn đến cây tích lũy nhiều nước nên dễ mẫn cảm với sâu, bệnh hại. Các hóa chất bảo vệ thực vật cũng được sử dụng nhiều làm các vi sinh vật có ích trong đất bị tiêu diệt, cấu trúc đất bị phá vỡ, đất bị xói mòn, thoái hóa và suy kiệt, môi trường sống bị ô nhiễm. Bên cạnh đó, sức khỏe con người bị tác động bởi các hóa chất độc hại ngày càng nhiều bởi dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và tồn dư trong nông sản. Đặc biệt là các chất phân giải, độc hơn hoạt chất ban đầu rất nhiều lần do nông dân không giữ đúng thời gian cách ly trước khi thu hoạch.

Vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phải đáp ứng 5 tiêu chí

Vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phải đáp ứng 5 tiêu chí

Ngày 25 tháng 12 năm 2015 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định quy định tiêu chí, thẩm quyền, trình tự, thủ tục công nhận vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Quyết định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động công nhận vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại Việt Nam.

 Nghiên cứu thành công quy trình nuôi trồng nấm Hầu thủ tại Bến Tre

Nghiên cứu thành công quy trình nuôi trồng nấm Hầu thủ tại Bến Tre

Nấm Hầu thủ (Hericium erinaceum) là một loại nấm ăn được có giá trị rất cao về dinh dưỡng và cũng là nấm dược liệu quý. Công dụng chính của nấm Hầu thủ là hỗ trợ điều trị bệnh Alzeimers, điều trị viêm loét dạ dày, bệnh đường tiêu hóa, chống lão hóa, tăng cường hệ miễn dịch, giảm mỡ máu, hỗ trợ phòng và điều trị ung thư đường tiêu hóa. Nấm có thể sử dụng ở dạng nấm tươi hoặc nấm khô. Giống nấm này bước đầu đã được nhiều nước trồng thành công như Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan và Hàn Quốc. Ở Việt Nam, nhiều cơ sở cũng đã đưa nấm Hầu thủ vào nuôi trồng đại trà. Tuy nhiên, việc hoàn thiện qui trình trồng nấm Hầu thủ ở quy mô công nghiệp vẫn còn nhiều vấn đề cần nghiên cứu.

 Hội nghị Tổ chức triển khai công tác thống kê cơ sở và thống kê tổng hợp về khoa học và công nghệ năm 2015

Hội nghị Tổ chức triển khai công tác thống kê cơ sở và thống kê tổng hợp về khoa học và công nghệ năm 2015

Để công tác báo cáo thống kê cơ sở và báo cáo thống kê tổng hợp về Khoa học và Công nghệ (KH&CN) năm 2015 đạt yêu cầu và đúng thời gian quy định, ngày 20/01/2016, Sở KH&CN Bến Tre đã tổ chức Hội nghị triển khai công tác thống kê cơ sở và thống kê tổng hợp về KH&CN cho cán bộ của Sở và các đơn vị thực hiện công tác báo cáo thống kê cơ sở trên địa bàn tỉnh.

 Phòng trừ bệnh sương mai và sâu keo trên củ hành tím

Phòng trừ bệnh sương mai và sâu keo trên củ hành tím

Hành tím là loại rau gia vị cần thiết trong chế biến các món ăn hàng ngày và đặc biệt trong dịp Tết Nguyên đán. Hành tím được trồng chuyên canh ở vùng rau huyện Ba Tri tỉnh Bến Tre và một số tỉnh vùng ĐBSCL như Sóc Trăng. Đây là loại cây rau mang hiệu quả kinh tế khá cao cho nông dân. Tuy nhiên, trồng hành tím có nhiều loại sâu bệnh tấn công, trong đó phổ biến là bệnh sương mai và sâu keo làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất củ hành.

Quy trình kỹ thuật canh tác lúa trên vùng đất nhiễm mặn

Quy trình kỹ thuật canh tác lúa trên vùng đất nhiễm mặn

Trên các vùng đất ven biển, sản xuất lúa thường chịu ảnh hưởng của mặn, khô hạn, nắng nóng,… làm lúa kém phát triển, năng suất thấp thậm chí có khi chết sớm. Sau đây xin giới thiệu quy trình kỹ thuật canh tác lúa trên vùng đất nhiễm mặn để tham khảo.

 Phòng trừ sâu bệnh trên hoa sứ Thái Lan

Phòng trừ sâu bệnh trên hoa sứ Thái Lan

Sứ Thái Lan, loài hoa đã có từ khá lâu, được trồng và phát triển ở nhiều nơi trong nước ta. Với hình dáng đặc biệt của bộ rễ, thân và cực kỳ rực rỡ trong mùa trổ hoa, đồng thời đây là cây chịu hạn giỏi, dễ chăm sóc nên từ lâu cây sứ Thái Lan đã có một vị trí khá vững chắc trên thị trường hoa kiểng Việt Nam. Tuy nhiên, Sứ Thái rất dễ nhiễm bệnh thối nhũn thân, rễ và sâu xanh ăn lá.

Mô hình cánh đồng mẫu nhãn – Hình thức liên kết sản xuất hiệu quả cần được nhân rộng

Mô hình cánh đồng mẫu nhãn – Hình thức liên kết sản xuất hiệu quả cần được nhân rộng

Hiện nay, diện tích nhãn toàn tỉnh Bến Tre 4000 ha, trong đó huyện Bình Đại chiếm diện tích lớn nhất 1.845 ha. Mô hình cánh đồng mẫu là hình thức liên kết sản xuất đã được triển khai thực hiện trên cây lúa trong nhiều năm qua và đã mang lại những thành công nhất định, đây là giải pháp quan trọng lâu dài góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển nông nghiệp bền vững. Tiếp nối thành công từ cây lúa, trong năm 2015 Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trạm Bảo vệ thực vật huyện Bình Đại và Ủy ban nhân dân 2 xã Châu Hưng và Long Hòa đã thực hiện mô hình Cánh đồng mẫu nhãn với diện tích 162 ha, có 292 hộ tham gia, đầu vào là Công ty Cổ phần Nông dược HAI cung ứng thuốc bảo vệ thực vật và Công ty Lio Thái cung ứng phân bón cho cây nhãn.

 Họp mặt cộng tác viên Sở Khoa học và Công nghệ năm 2015

Họp mặt cộng tác viên Sở Khoa học và Công nghệ năm 2015

Ngày 30 tháng 12 năm 2015, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) và Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ Thuật (LHH) đã phối hợp tổ chức họp mặt cộng tác viên nhằm đánh giá công tác phối hợp tuyên truyền trong năm 2015 và triển khai kế hoạch phối hợp tuyên truyền năm 2016.

 

 Ủy ban Nhân dân tỉnh Bến Tre làm việc với Sở Khoa học và Công nghệ

Ủy ban Nhân dân tỉnh Bến Tre làm việc với Sở Khoa học và Công nghệ

Để nắm tình hình công việc thời gian qua cũng như các định hướng trong thời gian tới, Ủy ban Nhân dân tỉnh Bến Tre có buổi làm việc với Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) vào ngày 21 tháng 12 năm 2015, tại hội trường Sở.