Cây sầu riêng

Hiện tượng sầu riêng “đột tử” cần sự vào cuộc của các nhà chuyên môn

Hiện tượng sầu riêng “đột tử” cần sự vào cuộc của các nhà chuyên môn

Hiện tượng “đột tử” của cây sầu riêng đang là nổi lo canh cánh của nhà vườn do rất khó kiểm soát, bệnh diễn biến nhanh chỉ trong vòng không quá một tuần lễ khi có dấu hiệu.

Quản lý rầy hại đọt sầu riêng bằng hệ thống phun thuốc tự động

Quản lý rầy hại đọt sầu riêng bằng hệ thống phun thuốc tự động

Sản xuất nông nghiệp ngày nay đã có những bước nhảy vọt rất đáng kể, việc cơ giới hóa một phần trong các khâu sản xuất gần như được ứng dụng rộng rãi, từ khâu tưới, tiêu thoát nước đến cả việc bón phân, phun thuốc. Tự động hóa khâu bơm thoát nước khi xử lý ra hoa nghịch vụ cho vườn cây ăn trái đã được người dân ứng dụng gần 100% khi làm vụ nghịch, riêng việc tưới cũng có khá nhiều ứng dụng điều khiển từ xa đã được thực hiện thông qua thiết bị ghi hình (camera), lịch hẹn giờ hay điều khiển từ điện thoại di động thông qua đường truyền wifi, internet… Gần đây, hệ thống phun thuốc tự động cũng được người làm vườn quan tâm đầu tư khá bài bản và hiệu quả khá tốt trong quản lý dịch rầy hại lá sầu riêng.

Một số điểm cần lưu ý khi xử lý nghịch vụ sầu riêng

Một số điểm cần lưu ý khi xử lý nghịch vụ sầu riêng

Sầu riêng hiện tại được xem là cây trồng có giá trị kinh tế nhất hiện nay, do lợi nhuận thu được đạt khá cao. Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tiền Giang phân tích hiệu quả kinh tế các vườn sầu riêng cho thấy giá sầu riêng bình quân liên tục tăng từ 30.000 đồng/kg năm 2013 lên 55.226 đồng/kg năm 2018, nên người dân cũng tăng mức đầu tư thâm canh từ 283 triệu đồng/ha lên 429 triệu đồng/ha sau đó giảm xuống và ổn định ở mức 417 triệu đồng/ha. Ngược lại tổng thu từ 663 triệu đồng/ha năm 2013 lên 1,353 tỷ/ha năm 2018 và lợi nhuận thu được cũng tăng từ 380 triệu đồng/ha lên 936 triệu đồng/ha. Trong khi đó, thì lợi nhuận của xoài cát Hòa Lộc chỉ đạt 210 triệu đồng/ha, Bưởi da xanh là 630 triệu đồng/ha. Tuy nhiên, để đạt lợi nhuận trên đối với khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long đòi hỏi người trồng sầu riêng phải sản xuất nghịch vụ nhằm né tránh mùa vụ tập trung với các tỉnh Miền Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.

Cần quan tâm chăm sóc vườn sầu riêng sau thu hoạch

Cần quan tâm chăm sóc vườn sầu riêng sau thu hoạch

Hiện nay, nông dân trồng sầu riêng rất phấn khởi vì không chỉ được mùa mà còn trúng giá, hiệu quả kinh tế từ cây sầu riêng mang lại rất cao. Tuy nhiên, qua một vụ mang trái, nhất là những cây quá sai trái, nông dân cần phải quan tâm chăm sóc, bồi dưỡng cho cây đủ sức tiếp tục cho trái vụ sau, nếu không sẽ dẫn đến tình trạng cây bị suy kiệt.

 Bệnh hại mới trên cây sầu riêng và giải pháp khắc phục

Bệnh hại mới trên cây sầu riêng và giải pháp khắc phục

Sầu riêng là một trong những cây trồng có nhiều dịch hại tấn công và gây hại nhiều nhất. Theo ghi nhận từ thực tiễn cho thấy, có hơn 10 đối tượng gây hại như sâu đục cành, đục trái, nhện đỏ, bọ trĩ, tuyến trùng… riêng bệnh thì ngoài bệnh xì mủ gây chết hàng loạt các vườn sầu riêng còn có bệnh cháy lá, nấm hồng, đốm rong, thối rễ… Và gần đây lại xuất hiện thêm bệnh hại mới cũng khá nghiêm trọng, tuy không gây chết nhưng làm cho cây không phát triển bình thường như các cây khác.

 Khắc phục hiện tượng cháy lá sầu riêng khi cây mang hoa, trái trong mùa nắng

Khắc phục hiện tượng cháy lá sầu riêng khi cây mang hoa, trái trong mùa nắng

Hiện tượng cháy lá cây sầu riêng khi đang mang hoa, trái trong mùa nắng làm cho năng suất, chất lượng trái kém, kéo giảm đáng kể hiệu quả đầu tư. Đây chính là nổi lo của người làm vườn trong thời gian gần đây, nhất là vụ mùa năm 2019 này có hơn 80% vườn để trái trong mùa thuận (ra hoa từ tháng 10-12, thu hoạch từ tháng 2-4 âm lịch) đều xuất hiện hiện tượng cháy lá. Ngoài những cây đã cho trái nhiều năm thì những cây mới cho trái lần đầu cũng có biểu hiện, còn những cây không cho trái thì không thấy hiện tượng trên.

 Sáng tạo mới trong canh tác cây sầu riêng của nông dân Chợ Lách

Sáng tạo mới trong canh tác cây sầu riêng của nông dân Chợ Lách

Sầu riêng là một trong 12 loại cây trồng đã được Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đưa vào quy hoạch trồng tập trung ở Nam bộ. Với Chợ Lách, sầu riêng là cây trồng chính với diện tích hơn 1.200 ha và trong định hướng phát triển đến 2020 sẽ tăng từ 10-15%. Đây cũng loại cây trồng đã tạo nên thương hiệu “Trái cây Cái Mơn” nổi tiếng cả trong và ngoài nước. Hiện nay, Sở KH&CN Bến Tre đang tập trung xác lập lại chỉ dẫn địa lý cho trái sầu riêng Cái Mơn.

 Kinh nghiệm canh tác sầu riêng theo hướng an toàn

Kinh nghiệm canh tác sầu riêng theo hướng an toàn

Năm 2018, Bến Tre có diện tích sầu riêng khoảng 2.000 ha, diện tích đang cho trái 1.500 ha, năng suất bình quân 12 tấn/ha, sản lượng 18.000 tấn. Tập trung ở các xã vùng ngọt của huyện Chợ Lách và Châu Thành. Hiện nay, diện tích trồng mới sầu riêng đang tăng do được canh tác trên các vườn cây lâu năm đã già cỗi ở vùng ngọt phải thanh lý, do hiệu quả kinh tế cao, ít tốn công thu hoạch của loài cây này.

Hiện tượng đen mắt cua sầu riêng khi thời tiết thay đổi

Hiện tượng đen mắt cua sầu riêng khi thời tiết thay đổi

Xử lý nghịch vụ sầu riêng là một trong những giải pháp mang lại hiệu quả cao nhất cho các vùng trồng ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long vì né được vụ thuận ở miền Đông, Tây nguyên do sản lượng lớn. Do đó, những năm gần đây nông dân có rất nhiều giải pháp và áp dụng khá thành công trong việc điều khiển cây sầu riêng ra hoa theo ý muốn bằng cách xử lý hóa chất kết hợp đậy mủ mô, liếp và bơm cạn nước trong mương vườn.

Nét độc đáo của sầu riêng Cái Mơn – Chợ Lách

Nét độc đáo của sầu riêng Cái Mơn – Chợ Lách

Sầu riêng, măng cụt Cái Mơn
Nghêu sò Cồn Lợi, thuốc ngon Mỏ Cày

Hai câu ca dao trên nói lên nét độc đáo của đặc sản vùng miền làm nên thương hiệu nổi tiếng một thời. Tuy có nhiều sản phẩm dần mai một do không còn phù hợp với xu thế phát triển của xã hội, nhưng cũng có những sản phẩm ngày càng phát huy và nâng tầm thương hiệu như sầu riêng Cái Mơn, quýt hồng Lai Vung, bưởi 5 roi Bình Minh, vú sữa lò rèn Vĩnh Kim...