Khắc phục hiện tượng cháy lá sầu riêng khi cây mang hoa, trái trong mùa nắng
Hiện tượng cháy lá cây sầu riêng khi đang mang hoa, trái trong mùa nắng làm cho năng suất, chất lượng trái kém, kéo giảm đáng kể hiệu quả đầu tư. Đây chính là nổi lo của người làm vườn trong thời gian gần đây, nhất là vụ mùa năm 2019 này có hơn 80% vườn để trái trong mùa thuận (ra hoa từ tháng 10-12, thu hoạch từ tháng 2-4 âm lịch) đều xuất hiện hiện tượng cháy lá. Ngoài những cây đã cho trái nhiều năm thì những cây mới cho trái lần đầu cũng có biểu hiện, còn những cây không cho trái thì không thấy hiện tượng trên.
Hiện tượng cháy lá khi cây mang trái trong mùa nắng. |
Dấu hiệu ban đầu cho thấy, khi cây ra hoa sau đợt xử lý bằng cách tạo khô hạn thì các lá già xuất hiện khô phần đuôi lá đến khi cây mang trái thì cháy khô hơn ½ lá, phần ngọn bị trơ cành, còi cọc, trái rụng nhiều và phát triển kém. Qua khảo sát thực tế và trao đổi với nông dân, hiện tượng cháy lá trên có thể là do mùa khô năm nay nắng nhiều và nhiệt độ luôn ở mức cao, rể không cung cấp đủ nước làm cho lá bị cháy.
Như chúng ta đã biết, hệ thống rễ có vai trò hết sức quan trọng trong đời sống sinh trưởng và phát triển của cây trồng, chúng có nhiệm vụ hấp thụ dinh dưỡng và hút nước để nuôi sống cây. Trong đó, hút nước chủ yếu để thực hiện quá trình bốc thoát hơi nước qua lá, có hơn 98% lượng nước hút từ rễ được thoát ra ngoài. Do đó, khi lá cần thoát nước nhiều mà rễ không cung cấp đủ thì xảy ra hiện tượng cháy lá, nhất là thời kỳ cây mang hoa, trái trong điều kiện nắng nóng, nhiệt độ luôn ở mức cao nhu cầu thoát nước lại càng nhiều.
Câu hỏi được đặt ra là vì sao hệ thống rễ cung cấp không đủ nước cho hoạt động của lá cho dù nhà vườn đã cung cấp khá đầy đủ lượng nước hàng ngày? Quan sát những cây có hiện tượng cháy lá thì phần lớn đất canh tác đều bị suy thoái, mô trồng chai cứng, thiếu chất hữu cơ, pH đất thường ở ngưỡng dưới 4. Trong điều kiện như thế thì hệ thống rễ phát triển rất kém có khi chết nhiều do không đủ lượng oxy trong đất để thở (hô hấp). Ngoài ra, do đất bị nén dẽ phần mặt nên khi cung cấp nước khá đầy đủ nhưng lượng nước được giữ lại cho đất rất ít và dễ xảy ra hiện tượng cháy rể khi nắng nóng.
Sầu riêng được đầu tư chăm tốt. |
Từ những nhận định trên, để khắc phục hiện tượng cháy lá sầu riêng khi cây mang hoa, trái trong mùa nắng cần thực hiện 1 trong 2 giải pháp sau:
Giải pháp thứ nhất:
- Tăng lượng phân hữu cơ bán phân hủy để cải tạo độ tơi xốp ban đầu, tạo nguồn thức ăn cho vi sinh vật hoạt động;
- Bổ sung chất hữu cơ có hàm lượng humat để thực hiện chức năng cải tạo đất, tăng độ phì cho đất;
- Bổ sung nấm cộng sinh hỗ trợ bộ rễ, tăng lượng vi sinh vật có ích để phân giải chất hữu cơ, cố định đạm, phân giải lân. Đồng thời bổ sung vi sinh vật đối kháng để hạn chế vi sinh vật có hại nhằm giảm dịch hại cho cây trồng;
- Cung cấp đầy đủ khoáng chất có gốc hữu cơ để giúp cây sinh trưởng, phát triển tốt.
Giải pháp thứ hai: Lâu dài nên xử lý ra hoa, đậu trái trong vụ nghịch.
Ngoài ra có thể áp dụng quy trình sau:
Quy trình khắc phục hiện tượng cháy lá sầu riêng khi mang hóa trái trong mùa nắng (Đvt: Tính cho 1 cây từ 5 tuổi trở lên)
Giai đoạn 1: Phục hồi
- Tỉa bỏ tất cả hoa, trái non kết hợp tỉa cành, phăng ngọn…;
- Vệ sinh cỏ mô, xới nhẹ xung quanh mô, kiểm tra độ pH đất;
- Bón phân hữu cơ: 2-3kg phân Trùn đỏ + 50 gram Trichoderma + 50gram Humat-K.
- Bón phân vô cơ
+ Bón 500-800 gram urea Black + 500-800 gram DAP.
+ Tưới M1.
+ Phun Amino acid kết hợp với Zn.
Gieo sạ đậu xanh, hạt so đũa…: 100 gram
Giai đoạn 2: Tăng trưởng
- Khi vừa nhú đọt non
+ Bón bổ sung 500 gram urea đen + 500 gram 15.15.15.
+ Phun ngừa rầy + 35.5.7+2Mg (hoặc M1).
+ Tưới EMZ -FUSA
- Khi đọt lụa
+ Bón bổ sung 1kg 15.15.15 + 50 gram Humat-K
+ Phun BIO SIMO
- Khi đọt già
+ Bón 500 gram DAP + 500 gram Urea Black.
Sau đó chăm sóc lại bình thường, các khoảng đất trống bên ngoài có thể trồng thêm hoa soi nhái, cúc dại…