Bệnh hại mới trên cây sầu riêng và giải pháp khắc phục

Sầu riêng là một trong những cây trồng có nhiều dịch hại tấn công và gây hại nhiều nhất. Theo ghi nhận từ thực tiễn cho thấy, có hơn 10 đối tượng gây hại như sâu đục cành, đục trái, nhện đỏ, bọ trĩ, tuyến trùng… riêng bệnh thì ngoài bệnh xì mủ gây chết hàng loạt các vườn sầu riêng còn có bệnh cháy lá, nấm hồng, đốm rong, thối rễ… Và gần đây lại xuất hiện thêm bệnh hại mới cũng khá nghiêm trọng, tuy không gây chết nhưng làm cho cây không phát triển bình thường như các cây khác.

Bệnh thường xuất hiện sau khi trồng khoảng 6-8 tháng với tỉ lệ khoảng 1-2% cây trong vườn. Đầu tiên cây sinh trưởng chậm lại so với những cây khác, cơi lá nhỏ, mép lá non bị khô và rụng rất nhiều sau đó, một số lá còn lại thì hơi nhăn và điểm vàng; chồi ngọn trơ cành không phát triển, cây trở nên còi cọc. Điều đặc biệt là mầm mới luôn được hình thành nhưng lại không bật thành chồi ngọn được. Nhiều nông dân cho rằng sầu riêng bị rầy tấn công, có ý kiến khác lại cho là bệnh cháy bìa lá… và đã sử dụng nhiều loại thuốc đặc trị vẫn không thuyên giảm. Gần đây, một số ý kiến lại hướng đến đối tượng tuyến trùng gây hại ở rễ, bởi vì khi loại bỏ và thay cây sầu riêng khác thì sau đó hiện tượng của bệnh cũng xuất hiện như thế. 

Lý giải vấn đề này, có thể là cây giống trước đó trong bầu đất đã có tuyến trùng nhưng ở mật số thấp, nên khi trồng vào đất sau một thời gian thì chúng nhân mật số và gây hại, do đó khi thay cây sầu riêng khác trong môi trường bệnh thì không tránh khỏi cây bị nhiễm bệnh.
 

 
 
 
 
 
 Những biểu hiện bệnh trên cây sầu riêng.


Từ thực tiễn ghi nhận, một số giải pháp đã được sử dụng và có kết quả bước đầu khá thành công, cây sinh trưởng và phát triển bình thường trở lại sau thời gian xử lý khoảng 3-4 tháng.

 Biện pháp cắt tỉa cành bệnh.


Trước hết cần kiểm soát lại hệ thống rễ, quản lý tốt các đối tượng có ảnh hưởng đến hoạt động của rễ như sâu đất, tuyến trùng, bệnh gây thối rễ và cả mô trồng bằng cách bón phân hữu cơ có bổ sung vi sinh vật có ích và các dòng nấm đối kháng như Trichoderma… Sau đó, dùng kéo cắt bỏ tất cả các chồi đọt không còn lá, tỉa gọn các cành không cần thiết. Điểm lưu ý khi cắt tỉa cành cần cắt sâu vào bên trong đến nơi có chồi ngọn mới đang phát triển để tập trung dinh dưỡng tạo thân, cành mới cho cây.
   

 
 
 Cây sầu riêng bệnh đã phục hồi.


Khi cây sầu riêng phát triển chồi mới thì tiến hành chăm sóc lại bình thường theo quy trình canh tác.

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Những lưu ý quan trọng để kéo đọt sầu riêng Ri6 thành công
• Những nguyên nhân chủ yếu khiến sầu riêng mới trồng chậm phát triển
• Một số lưu ý trong quá trình canh tác sầu riêng trong điều kiện hạn mặn
• Một số biện pháp quản lý nấm bệnh thường xuất hiện trên sầu riêng trong mùa mưa
• Phòng trừ một số bệnh hại sầu riêng trong giai đoạn chuyển mùa
• Phú Đa-hàng loạt vườn sầu riêng bị cháy lá, rụng trái đã được phục hồi
• Phòng trừ rầy xanh gây hại sầu riêng một số điểm cần lưu ý
• Hiện tượng cháy lá sầu riêng trong mùa khô nguyên nhân và giải pháp
• Phục hồi vườn sầu riêng bị ảnh hưởng sau hạn mặn
• Cần lưu ý khi sử dụng paclobutazol trong xử lý ra hoa sầu riêng nghịch vụ
• Hiện tượng sầu riêng “đột tử” cần sự vào cuộc của các nhà chuyên môn
• Quản lý rầy hại đọt sầu riêng bằng hệ thống phun thuốc tự động
• Một số điểm cần lưu ý khi xử lý nghịch vụ sầu riêng
• Cần quan tâm chăm sóc vườn sầu riêng sau thu hoạch
• Khắc phục hiện tượng cháy lá sầu riêng khi cây mang hoa, trái trong mùa nắng