Bệnh khô cành (Phoma sp.)

Triệu chứng
            Bệnh chủ yếu gây hại trên cành. Vết bệnh lúc đầu hình bầu dục hoặc hình sợi dài, màu nâu về sau vết bệnh lan rộng ra và có màu nâu đỏ, hơi lõm vào trong vỏ, trên đó có các hạt nhỏ màu đen đó là các bào tử. Sau một thời gian vết bệnh tiếp tục lây lan quanh cành, vỏ chổ vết bệnh nứt ra và khô, lá trên cành bệnh biến vàng và rụng, cuối cùng cả đoạn cành phía trên vết bệnh bị chết khô.

 

nhan

 

Tác nhân gây hại và điều kiện phát sinh phát triển.
                    Bệnh do nấm Phoma sp. gây ra. Nấm chỉ hình thành phân sinh bào tử đơn bào, không màu, hình bầu dục.
                    Bệnh phát triển và gây hại trên cây nhãn lâu năm, ít được chăm sóc.
Biện pháp phòng trừ
          - Chăm sóc đầy đủ cho cây sinh trưởng tốt.  
Bệnh có thể lây lan qua dụng cụ cắt tỉa, sau khi cắt tỉa và chuyển sang cây khác nên xử lý dụng cụ dao cắt.
          - Chặt bỏ cành bị bệnh, tập trung tiêu hủy. Quét thuốc hoặc nước sơn vào các vết cắt để tránh nhiễm bệnh nơi vết thương.
          - Bệnh phát sinh nhiều dùng thuốc Bordeaux và các thuốc gốc đồng, Zineb, Mancozeb để phun lên cành.

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Chăm sóc vườn nhãn sau thu hoạch
• Mô hình trồng nhãn Idor cho hiệu quả kinh tế cao
• Giống nhãn mới LĐ11 thích nghi tốt trên vùng đất Bến Tre
• Áp dụng đồng bộ giải pháp tổng hợp, nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng trừ bệnh chổi rồng hại nhãn
• Phòng trừ bệnh thối trái nhãn
• Bọ xít hại nhãn và các biện pháp phòng trừ
• Biện pháp phòng trừ sâu đục thân lá nhãn
• Kỹ thuật trồng nhãn
• Bệnh cháy lá trên cây nhãn
• Bệnh phấn trắng
• Bệnh thối bông
• Đốm mốc xanh, mốc xám
• Bệnh thối rễ (Fusarium sp.)
• Bệnh đốm bồ hóng do nấm Meliola sp.
• Bệnh thối trái do nấm (Phytophthora sp.)