Hội nghị Phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ năm 2015

Nằm trong khuôn khổ các hoạt động thường niên nhằm tổng kết, đánh giá thực tiễn hoạt động phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ (KH&CN) Sáng ngày 25/11/2015, tại TP. Hồ Chí Minh, Cục Phát triển thị trường và Doanh nghiệp  khoa học và công nghệ (thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ) phối hợp với Trung tâm nghiên cứu phát triển thương hiệu Việt (thuộc Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam) tổ chức hội nghị về phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ năm 2015. Hội nghị đã thu hút được sự quan tâm, tham dự của gần 30 Sở Khoa học và Công nghệ các tỉnh, thành phố; các trường, viện và đại diện của gần 150 doanh nghiệp. Đặc biệt đến tham dự hội nghị còn có đồng chí Trương Vĩnh Trọng – Nguyên Phó Thủ Tướng Chính phủ. Đồng chí Trần Văn Tùng – Thứ trưởng Bộ KH&CN chỉ đạo Hội nghị.

Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Trần Văn Tùng cho biết vai trò của hệ thống doanh nghiệp KH&CN được đánh giá là rất quan trọng đối với sự nghiệp phát triển KH&CN của cả nước. Đảng và Nhà nước cũng đã ban hành nhiều chính sách để hỗ trợ và phát triển hệ thống doanh nghiệp KH&CN. Bộ KH&CN đã tích cực triển khai các hoạt động nhằm hỗ trợ và phát triển hệ thống doanh nghiệp KH&CN. Qua đó, góp phần giúp đỡ doanh nghiệp KH&CN có chỗ đứng vững chắc trong hệ thống doanh nghiệp cả nước.

 
 Ông Trần Văn Tùng (giữa-bàn chủ trì) điều hành cuộc thảo luận

 

Hội nghị đã tiến hành thông qua các báo cáo tham luận của các đơn vị và thảo luận một số nội dung xoay quanh chủ đề phát triển Doanh nghiệp KHCN. Thông tin từ Cục Phát triển thị trường và Doanh nghiệp KH&CN cho biết, tính đến tháng 11/2015, cả nước có 204 doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp KH&CN và còn nhiều hồ sơ đang trong quá trình xử lý, họp hội đồng và hoàn thiện hồ sơ. Trong số các doanh nghiệp KH&CN, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp (giống cây trồng, thuốc bảo vệ thực vật, công nghệ chế biến sau thu hoạch, giống vật nuôi) chiếm số lượng lớn, sở hữu hoặc sử dụng nhiều kết quả KH&CN và đều kinh doanh hiệu quả, có doanh thu và lợi nhuận cao. Đặc biệt, việc phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ tập trung vào hai thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, trong số 204 DN KHCN vừa được cấp giấy chứng nhận, có 5 DN đã phải giải thể hoặc ngừng sản xuất, 3 DN bị thu hồi giấy chứng nhận do chuyển hoạt động sang lĩnh vực kinh doanh khác. Cũng theo ban tổ chức, xác định mục tiêu phát triển hệ thống DN KHCN VN đến năm 2016; đặt mục tiêu nâng tổng số DN KHCN được cấp giấy chứng nhận lên 400 DN.

Tại hội nghị, các đại biểu cho rằng, mặc dù Nhà nước ban hành nhiều chính sách khuyến khích và ưu đãi về thuế, đất đai... nhưng doanh nghiệp khoa học, công nghệ vẫn còn nhiều khó khăn. Điều kiện chứng nhận doanh nghiệp KH&CN thì hầu hết các doanh nghiệp sản xuất phần mềm theo quy định của Luật công nghệ thông tin đáp ứng điều kiện công nhận doanh nghiệp KH&CN. Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp, doanh nghiệp sản xuất phần mềm được hưởng ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp tương đương với doanh nghiệp KH&CN. Một số doanh nghiệp trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn cũng được hưởng rất nhiều chính sách ưu đãi của Nhà nước, với những điều kiện còn dễ dàng hơn so với doanh nghiệp KH&CN. Chính vì vậy, các doanh nghiệp chưa quan tâm đến việc đăng ký chứng nhận doanh nghiệp KH&CN.

Cùng với đó là các doanh nghiệp KH&CN có cơ sở hạ tầng để sản xuất, kinh doanh đầu tư còn nhỏ, thiếu vốn. Vấn đề thương mại hóa sản phẩm hình thành từ kết quả KH&CN của doanh nghiệp còn khó khăn do rào cản từ cơ chế chính sách, tâm lý e ngại từ người tiêu dùng, công nghệ mới với giá thành cao,…

Liên quan đến các khó khăn quá trình xây dựng DN KHCN, Thứ trưởng Bộ KHCN Trần Văn Tùng khẳng định, Bộ sẽ lắng nghe những chia sẻ của DN KHCN để chỉnh sửa các quy định cho phù hợp. Thứ trưởng Trần Văn Tùng cho biết thêm, từ nay đến năm 2020, Việt Nam sẽ phấn đấu đưa tổng số DN KHCN lên mức 5.000 DN. Tuy nhiên, Bộ không chú trọng về số lượng mà sẽ tập trung vào chất lượng DN nhiều hơn.

 
 Ông Trương Vĩnh Trọng (phải) và ông Trần Văn Tùng (trái) Trao giấy
chứng nhận Doanh nhân ưu tú thời đổi mới cho các Doanh nghiệp

 

Kết thúc Hội nghị là nghi thức trao Giấy chứng nhận Doanh nhân ưu tú thời đổi mới và Kỷ niệm chương cho 30 Doanh nghiệp  có thành tích cao trong việc nghiên cứu sáng tạo do Trung tâm nghiên cứu phát triển thương hiệu Việt trao tặng.

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Bến Tre phát triển giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng
• Nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của kênh, rạch, mương trong chăn nuôi heo tại huyện Mỏ Cày Nam”
• Kiểm định huyết áp kế tại tỉnh Bến Tre
• Thành lập hội đồng quốc gia về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo
• Nghiệm thu đề tài “Điều tra thực trạng, đánh giá chế độ dòng chảy, xu thế diễn biến các bãi bồi, cồn nổi ven sông và đề xuất giải pháp khai thác tổng hợp”
• Lãnh đạo tỉnh tiếp và làm việc với đoàn công tác UBND TP. Cần Thơ về việc biên soạn Địa phương chí tỉnh Bến Tre
• Tiếp và làm việc đoàn công tác Bộ phận đại diện khoa học và công nghệ (KH&CN) tại Đài Loan (Trung Quốc), Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ - Bộ KH&CN
• Nghiệm thu đề tài “Tạo lập, quản lý, và phát triển chỉ dẫn địa lý “Thạnh Phú” cho sản phẩm gạo của huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo “Góp ý Quy trình kỹ thuật ương thuần dưỡng và nuôi thương phẩm cá bông lau trong ao đất tại Bến Tre”
• Nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu thực trạng sụt lún, ngập úng và đề xuất giải pháp thích ứng tại xã đảo Hưng Phong, huyện Giồng Trôm”
• Quy định quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa
• Nghiệm thu đề tài “Khảo sát sự lưu hành của virus và đánh giá đáp ứng miễn dịch sau khi tiêm phòng vaccine viêm da nổi cục trên bò tại Bến Tre”
• Hội thảo “Một số giải pháp xây dựng sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo đề tài “Nghiên cứu quy trình công nghệ và hệ thống thiết bị sơ chế, xử lý và bảo quản quả bưởi tươi phục vụ nội tiêu và xuất khẩu”
• Hội thảo đề tài “Nghiên cứu đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của kênh, rạch, mương trong chăn nuôi heo tại huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre”