Hội thảo “Một số giải pháp xây dựng sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh Bến Tre”

Ngày 22/10/2021, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định số 2473/QĐ-UBND cho phép triển khai thực hiện đề tài: “Nghiên cứu xây dựng các giải pháp phát triển sản phẩm tiềm năng để được công nhận sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh Bến Tre”, đề tài do Công ty Cổ phần Tư vấn Chất lượng và Đào tạo Tín Việt chủ trì thực hiện và KS. Lê Hữu Thọ làm Chủ nhiệm đề tài.

 

Mục tiêu của đề tài nhằm xây dựng các giải pháp đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ vào quy trình sản xuất, chế biến, thương mại để nâng cao giá trị, sức cạnh tranh của các sản phẩm bản địa; xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm tiềm năng để được công nhận 100 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên (ưu tiên sản phẩm gắn với vùng nguyên liệu, đặc biệt là các làng nghề truyền thống).

 

Bà Trương Trịnh Trường Vinh - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ phát biểu tại hội thảo.

 

Để sản phẩm đề tài mang tính khoa học cao, sát thực tiễn, chiều ngày 05/4/2024, Sở Khoa học và Công nghệ kết hợp với Công ty Cổ phần Tư vấn Chất lượng và Đào tạo Tín Việt là đơn vị chủ trì thực hiện buổi hội thảo khoa học với chủ đề: “Một số giải pháp xây dựng sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh Bến Tre”. Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, bà Trương Trịnh Trường Vinh chủ trì hội thảo. Chương trình có sự tham dự của các nhà khoa học, đại diện các sở, ngành, huyện trên địa bàn tỉnh.

 

Hiện nay, lũy kế đến cuối năm 2023, tỉnh có 256 sản phẩm được công nhận OCOP đạt từ 3 sao trở lên, trong đó có 04 sản phẩm đạt 5 sao, 54 sản phẩm đạt 4 sao, 198 sản phẩm đạt 3 sao. Nhìn chung, các sản phẩm dần được hoàn thiện theo đúng hướng là khơi dậy tiềm năng, lợi thế khu vực nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân; tiếp tục cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với phát triển tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề, dịch vụ và du lịch nông thôn; thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển bền vững, trên cơ sở tăng cường ứng dụng khoa học và công nghệ, chuyển đổi số, bảo tồn các giá trị văn hóa, quản lý tài nguyên, bảo tồn đa dạng sinh học, cảnh quan và môi trường,... góp phần xây dựng nông thôn mới tỉnh Bến Tre đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững.

 

Bên cạnh những kết quả đạt được, quá trình triển khai thực hiện Chương trình OCOP còn những khó khăn, hạn chế như: nhiều hộ sản xuất, kinh doanh nắm được thông tin về Chương trình OCOP rất ít. Một số chủ thể chưa nắm rõ các quy định, thủ tục, lợi ích khi tham gia chương trình. Nhiều chủ thể có tâm lý e ngại, thờ ơ khi tiếp cận chương trình do mất thời gian, chi phí đầu tư; sản phẩm phải thiết kế lại nhãn mác, bao bì…, ngoài ra, tỉnh đã có nhiều hoạt động hỗ trợ chủ thể OCOP tham gia các hội nghị kết nối cung cầu để tìm kiếm đối tác, liên kết tiêu thụ sản phẩm, song còn thiếu đồng bộ, chưa hình thành được hệ thống quảng bá; chưa ký kết được nhiều hợp đồng lâu dài với đối tác uy tín. Bên cạnh đó, các cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh gặp khó khăn, do người tiêu dùng trong tỉnh chưa thay đổi được nhận thức trong mua sắm những sản phẩm đạt tiêu chuẩn. Do đó, việc nghiên cứu xây dựng các giải pháp phát triển sản phẩm tiềm năng để được công nhận sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh Bến Tre là rất cần thiết và có ý nghĩa.

 

Tại hội thảo, các đại biểu đã được đại diện đơn vị chủ trì báo cáo kết quả thực hiện, đánh giá những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện đề tài, những nội dung của đề tài về các vấn đề như: Báo cáo đều tra, khảo sát thực trạng các sản phẩm tiếm năng để xây dựng sảnphẩm OCOP của tỉnh; Báo cáo xây dựng bộ nhận diện OCOP, hoàn thiện bao bì, nhãn hiệu, logo đăng ký nhãn hiệu độc quyền; Báo cáo hoàn thiện bộ truy xuất nguồn gốc và in ấn tem, nhãn, mã số-mã vạch, QR-code; Báo cáo xây dựng và hoàn thiện câu chuyện sản phẩm; Báo cáo ứng dụng các giải pháp KHCN vào sản phẩm OCOP và xây dựng nội dung bảo vệ môi trường; Báo cáo hoàn thiện kiểm soát chất lượng sản phẩm; Báo cáo liên kết vùng nguyên liệu đầu vào tại địa phương, kênh phân phối tiêu thụ sản phẩm, vận chuyển sản phẩm đến các kênh phân phối; Báo cáo đánh giá kết quả thu được, đề xuất kế hoạch và biện pháp nhân rộng.

 

Qua nghiên cứu, nhóm thực hiện đã xác định được các nội dung cần thực hiện gồm xây dựng, hoàn thiện 100 sản phẩm được chứng nhận OCOP đạt từ 3 sao trở lên, góp phần gia tăng giá trị sản phẩm OCOP. Tập trung những nhóm sản phẩm sau: Thực phẩm, đồ uống, thủ công mỹ nghệ, du lịch cộng đồng (trong đó lựa chọn ít nhất 1 sản phẩm dịch vụ du lịch nông thôn); tổ chức kết nối cho doanh nghiệp, chủ cơ sở sản xuất OCOP tiếp cận các nhà khoa học, các đơn vị cung – cầu nhằm thúc đẩy phát triển sản phẩm OCOP gắn với vai trò và phát huy giá trị của các thương hiệu địa phương; Đặc biệt là ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp và phát triển du lịch….

 

Quang cảnh buổi hội thảo.

 

Tại hội thảo hầu hết các đại biểu đều đánh giá cao chất lượng nội dung nhóm nhiên cứu đã thực hiện, đã có nhiều ý kiến trao đổi, góp ý chỉnh sửa để sản phẩm của đề tài hoàn thiện tốt hơn.

 

Kết quả bước đầu của đề tài sẽ góp phần thực hiện tốt Quyết định số 2882/QĐ-UBND ngày 28/02/2018 của UBND tỉnh Bến Tre về việc phê duyệt đề án chương trình mỗi xã một sản phẩm tỉnh Bến Tre giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2030, qua đó hỗ trợ các tổ chức kinh tế phát triển; đăng ký, xác lập quyền sở hữu trí tuệ, đăng ký tem truy xuất nguồn gốc, hướng dẫn ghi nhãn hàng, thiết kế logo; đẩy mạnh ứng dụng khoa học, cải tiến công nghệ trong phát triển sản xuất, từ đó thúc đẩy tạo ra các sản phẩm có giá trị kinh tế cao, phù hợp nhu cầu thị trường, góp phần hiện đại hóa nông thôn, chuyển dịch lao động hợp lý; bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế theo hướng bền vững.

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Nghiệm thu đề tài “Tạo lập, quản lý, và phát triển chỉ dẫn địa lý “Thạnh Phú” cho sản phẩm gạo của huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo “Góp ý Quy trình kỹ thuật ương thuần dưỡng và nuôi thương phẩm cá bông lau trong ao đất tại Bến Tre”
• Nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu thực trạng sụt lún, ngập úng và đề xuất giải pháp thích ứng tại xã đảo Hưng Phong, huyện Giồng Trôm”
• Quy định quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa
• Nghiệm thu đề tài “Khảo sát sự lưu hành của virus và đánh giá đáp ứng miễn dịch sau khi tiêm phòng vaccine viêm da nổi cục trên bò tại Bến Tre”
• Hội thảo đề tài “Nghiên cứu quy trình công nghệ và hệ thống thiết bị sơ chế, xử lý và bảo quản quả bưởi tươi phục vụ nội tiêu và xuất khẩu”
• Hội thảo đề tài “Nghiên cứu đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của kênh, rạch, mương trong chăn nuôi heo tại huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre”
• Công bố quy hoạch mạng lưới tổ chức khoa học và công nghệ công lập thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050
• Khác biệt chưa biết về chỉ dẫn địa lý “Bến Tre” cho sản phẩm xoài Tứ Quý
• Phát hành hóa đơn điện tử ngay sau từng lần bán hàng xăng dầu
• Bến Tre: Tập huấn về cơ chế chi trả dựa vào kết quả - RBF và hướng dẫn nghiệm thu công trình khí sinh học trong chăn nuôi cho cán bộ kiểm tra chất lượng và thợ xây, thợ lắp đặt tại địa phương
• Hội thảo “Giải pháp khai thác hiệu quả các bãi bồi, cồn nổi ven sông trên địa bàn tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo “Nghiên cứu thực trạng sụt lún, ngập úng và đề xuất giải pháp thích ứng tại xã đảo Hưng Phong, huyện Giồng Trôm”
• Sản phẩm gạo “Thạnh Phú” được bảo hộ chỉ dẫn địa lý
• Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức Sở Khoa học và Công nghệ năm 2024