Hội thảo đánh giá khả năng tham gia của người dân và doanh nghiệp trong mô hình sản xuất, tiêu thụ dừa trái theo hợp đồng

Đề tài “Đánh giá khả năng tham gia của người dân và doanh nghiệp trong thực hiện mô hình sản xuất, tiệu thụ dừa trái theo hợp đồng trên địa bàn tỉnh Bến Tre” đã được UBND cho phép triển khai tại quyết định số 2336/QĐ-UBND ngày 10 tháng 11 năm 2014 do ông Cao Văn Trọng, Chủ tịch UBND tỉnh làm chủ nhiệm.

 

Vào ngày 20/10/2015, nhóm thực hiện đã tổ chức Hội thảo báo cáo kết quả thực hiện và lấy ý kiến đóng góp về hình thức liên kết và nội dung liên kết sản xuất, tại hội trường Sở Khoa học và Công nghệ.

 
 Ông Cao Văn Trọng báo cáo kết quả đề tài

 

Với diện tích 67.000 ha (năm 2014), cây dừa tỉnh Bến Tre chiếm 75% diện tích dừa của cả nước. Mỗi năm người trồng dừa thu hoạch và bán cho các doanh nghiệp trên 493,205 triệu trái, từ đó mang về gần 200 triệu đôla trong tổng kim ngạch xuất khẩu 500 triệu đôla của tỉnh. Tuy nhiên, việc kết nối giữa hộ nông dân trồng dừa với các công ty thu mua xuất khẩu và nhà máy chế biến sản phẩm từ dừa trên địa bàn tỉnh chưa thông suốt, vẫn còn nhiều bất cập. Do nhận thức của người dân trồng dừa còn thấp và việc tham gia thực hiện sản xuất theo hợp đồng còn rất xa lạ với đông đảo các hộ dân trồng dừa trên địa bàn nên đã trở thành rào cản lớn nhất khi triển khai nhân rộng mô hình sản xuất theo hợp đồng ra toàn tỉnh. Để góp phần tháo gở những khó khăn, vướng mắc trong công tác nhân rộng mô hình, trước hết phải nhận biết các yếu tố ảnh hưởng và mức độ tác động của từng nhân tố đến sự tham gia của doanh nghiệp và các hộ nông dân trồng dừa vào thực hiện sản xuất, tiêu thụ dừa trái theo hợp đồng.

 

Đề tài đã đánh giá, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia sản xuất, tiêu thụ dừa trái theo hợp đồng giữa người dân với các cơ sở chế biến sản phẩm từ dừa trái trên địa bàn tỉnh từ đó xác định được những thuận lợi, khó khăn cũng như những lợi ích và hạn chế trong thực hiện mô hình sản xuất, tiêu thụ dừa trái theo hợp đồng trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua.

 

Tại hội thảo, các đại biểu đã đưa ra quan điểm đề tài cần nêu cụ thể hơn trách nhiệm của các doanh nghiệp trong việc thực hiện hợp đồng, cần chuyển hợp đồng theo hình thức hợp đồng kinh tế thay vì hợp đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ.

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Bến Tre phát triển giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng
• Nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của kênh, rạch, mương trong chăn nuôi heo tại huyện Mỏ Cày Nam”
• Kiểm định huyết áp kế tại tỉnh Bến Tre
• Thành lập hội đồng quốc gia về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo
• Nghiệm thu đề tài “Điều tra thực trạng, đánh giá chế độ dòng chảy, xu thế diễn biến các bãi bồi, cồn nổi ven sông và đề xuất giải pháp khai thác tổng hợp”
• Lãnh đạo tỉnh tiếp và làm việc với đoàn công tác UBND TP. Cần Thơ về việc biên soạn Địa phương chí tỉnh Bến Tre
• Tiếp và làm việc đoàn công tác Bộ phận đại diện khoa học và công nghệ (KH&CN) tại Đài Loan (Trung Quốc), Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ - Bộ KH&CN
• Nghiệm thu đề tài “Tạo lập, quản lý, và phát triển chỉ dẫn địa lý “Thạnh Phú” cho sản phẩm gạo của huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo “Góp ý Quy trình kỹ thuật ương thuần dưỡng và nuôi thương phẩm cá bông lau trong ao đất tại Bến Tre”
• Nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu thực trạng sụt lún, ngập úng và đề xuất giải pháp thích ứng tại xã đảo Hưng Phong, huyện Giồng Trôm”
• Quy định quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa
• Nghiệm thu đề tài “Khảo sát sự lưu hành của virus và đánh giá đáp ứng miễn dịch sau khi tiêm phòng vaccine viêm da nổi cục trên bò tại Bến Tre”
• Hội thảo “Một số giải pháp xây dựng sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo đề tài “Nghiên cứu quy trình công nghệ và hệ thống thiết bị sơ chế, xử lý và bảo quản quả bưởi tươi phục vụ nội tiêu và xuất khẩu”
• Hội thảo đề tài “Nghiên cứu đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của kênh, rạch, mương trong chăn nuôi heo tại huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre”