Nghiệm thu đề tài “Đánh giá tính thích nghi, năng suất, phẩm chất hạt và tình hình sâu bệnh hại trên các giống/dòng ca cao trên địa bàn tỉnh Bến Tre”

Đề tài “Đánh giá tính thích nghi, năng suất, phẩm chất hạt và tình hình sâu bệnh hại trên các giống/dòng ca cao trên địa bàn tỉnh Bến Tre” do PGS. TS Trần Văn Hâu - Trường Đại học Cần Thơ làm chủ nhiệm vừa được Hội đồng KH&CN chuyên ngành tỉnh nghiệm thu ngày 18/11/2015.

 

Hiện nay, Bến Tre có 67000 hecta diện tích đất trồng dừa, là địa phương có diện tích trồng dừa lớn nhất cả nước. Trồng xen trong vườn dừa không những là một biện pháp sử dụng hợp lý đất trong vườn dừa mà còn làm tăng thu nhập cho nhà vườn rất lớn và đây cũng là giải pháp giúp cho cây dừa có thể cạnh tranh lại với các cây trồng khác. Giá hạt ca cao tăng cao đã thu hút nhà vườn phát triển mô hình trồng xen canh ca cao trong vườn dừa. Diện tích trồng xen ca cao trong vườn liên tục tăng trong những năm qua. Đến cuối năm 2011, tỉnh Bến Tre có hơn 9000 hecta ca cao trồng xen canh trong vườn dừa.

 

Cho đến nay Bộ NN&PTNT chỉ mới công nhận có tám giống và cho sản xuất thử hai giống nên bộ giống ca cao chưa được đa dạng (Cục Trồng trọt, 2012). Đặc biệt là một số giống ca cao có những đặc tính không tốt và có biểu hiện không phù hợp với điều kiện sản xuất của địa phương.

 
 Họp nghiệm thu đề tài

 

Bến Tre có ba vùng sinh thái ngọt, lợ và mặn với điều kiện đất đai và chế độ thủy văn khá khác biệt nên đòi hỏi phải có quy trình canh tác phù hợp cho từng vùng. Đề tài được thực hiện nhằm đạt được các mục tiêu sau:

- Tuyển chọn được 3-5 giống/dòng ca cao có tính thích nghi tốt, năng suất cao, phẩm chất hạt tốt, đáp ứng nhu cầu sản xuất ca cao trong tỉnh.

- Nắm được tình hình sâu bệnh hại chủ yếu trên cây ca cao của tỉnh và từ đó nghiên cứu tìm giải pháp kỹ thuật phòng trị, bảo vệ sức khỏe cây ca cao theo hướng an toàn và bền vững.

- Xây dựng quy tình kỹ thuật canh tác cho các giống/dòng ca cao chủ lực đang trồng đại trà trong tỉnh và tập huấn chuyển giao cho cán bộ và nông dân.

Đề tài đạt mục tiêu, nội dung đề ra, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn cao được Hội đồng nghiệm thu và xếp loại khá. Để hoàn thiện hơn, Hội đồng cũng đề nghị nhóm tác giả chỉnh sửa bố cục trình bày cho hợp lý hơn.

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Bến Tre phát triển giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng
• Nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của kênh, rạch, mương trong chăn nuôi heo tại huyện Mỏ Cày Nam”
• Kiểm định huyết áp kế tại tỉnh Bến Tre
• Thành lập hội đồng quốc gia về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo
• Nghiệm thu đề tài “Điều tra thực trạng, đánh giá chế độ dòng chảy, xu thế diễn biến các bãi bồi, cồn nổi ven sông và đề xuất giải pháp khai thác tổng hợp”
• Lãnh đạo tỉnh tiếp và làm việc với đoàn công tác UBND TP. Cần Thơ về việc biên soạn Địa phương chí tỉnh Bến Tre
• Tiếp và làm việc đoàn công tác Bộ phận đại diện khoa học và công nghệ (KH&CN) tại Đài Loan (Trung Quốc), Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ - Bộ KH&CN
• Nghiệm thu đề tài “Tạo lập, quản lý, và phát triển chỉ dẫn địa lý “Thạnh Phú” cho sản phẩm gạo của huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo “Góp ý Quy trình kỹ thuật ương thuần dưỡng và nuôi thương phẩm cá bông lau trong ao đất tại Bến Tre”
• Nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu thực trạng sụt lún, ngập úng và đề xuất giải pháp thích ứng tại xã đảo Hưng Phong, huyện Giồng Trôm”
• Quy định quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa
• Nghiệm thu đề tài “Khảo sát sự lưu hành của virus và đánh giá đáp ứng miễn dịch sau khi tiêm phòng vaccine viêm da nổi cục trên bò tại Bến Tre”
• Hội thảo “Một số giải pháp xây dựng sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo đề tài “Nghiên cứu quy trình công nghệ và hệ thống thiết bị sơ chế, xử lý và bảo quản quả bưởi tươi phục vụ nội tiêu và xuất khẩu”
• Hội thảo đề tài “Nghiên cứu đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của kênh, rạch, mương trong chăn nuôi heo tại huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre”