Phòng trừ rầy nhảy hại sầu riêng

 

Rầy nhảy hay còn gọi là rầy phấn là loại côn trùng rất phổ biến trên sầu riêng, chúng gây hại giai đoạn sầu riêng ra đọt non, ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của cây sầu riêng. Trong mùa nắng nóng, rầy nhảy phát triển mạnh.

Rầy nhảy có tên khoa học là  Allocaridara maleyensis thuộc họ Psyllidae, Bộ Homoptera. Rầy trưởng thành có kích thước khoảng 3-4mm, toàn thân màu vàng nhạt, cánh trong suốt. Trứng được đẻ thành từng ổ từ 12-14 trứng, ở trong mô lá non còn xếp lại. Trứng rất nhỏ, dài khoảng 1mm, hình bầu dục một đầu hơi nhọn, màu vàng nhạt. Rầy non mới nở màu vàng, di chuyển chậm, từ tuổi 2 trở lên trên cơ thể ấu trùng có phủ một lớp sáp mỏng và các tua sáp trắng như bông kéo dài ở cuối thân.

Rầy trưởng thành đẻ trứng trong mô lá non và thường sống  tập trung mặt dưới lá và gây hại lá non. Rầy non và trưởng thành đều rất linh hoạt, khi bị động chúng nhảy sang các lá khác. Rầy chích hút tạo thành những chấm nhỏ màu vàng, sau đó lá bị khô và rụng. Một số trường hợp rầy hại cả hoa sầu riêng làm ảnh hưởng đến sinh trưởng, ra hoa, đậu quả của cây.  Ngoài ra, rầy còn tạo điều kiện cho nấm bồ hóng phát triển, ảnh hưởng đến sự quang hợp của lá. Trên các vườn sầu riêng tơ rất thường bị rầy nhảy gây hại. Rầy trưởng thành có thể sống tới 6 tháng.

* Biện pháp phòng trừ

Ngoài tự nhiên có nhiều loại thiên địch của rầy nhảy như bọ rùa, nhện, bọ cánh lưới, ong ký sinh,…do đó có thể tạo điều kiện cho các loài thiên địch phát triển để hạn chế tác hại của rầy.
Dùng bẫy dính màu vàng để hấp dẫn và  bắt rầy trưởng thành

Tưới nước bằng vòi phun mạnh lên ngọn để rửa sạch rầy non.

Thăm vườn thường xuyên, nhất là giai đoạn sầu riêng ra đọt non, khi có rầy xuất hiện, sử dụng thuốc trừ rầy như: Actara 40WDG, Applaud 10 WP, Trebon 10EC,…Cần sử dụng luân phiên các loại thuốc để hạn chế tính kháng thuốc của rầy./.

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Bến Tre phát triển giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng
• Nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của kênh, rạch, mương trong chăn nuôi heo tại huyện Mỏ Cày Nam”
• Kiểm định huyết áp kế tại tỉnh Bến Tre
• Thành lập hội đồng quốc gia về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo
• Nghiệm thu đề tài “Điều tra thực trạng, đánh giá chế độ dòng chảy, xu thế diễn biến các bãi bồi, cồn nổi ven sông và đề xuất giải pháp khai thác tổng hợp”
• Lãnh đạo tỉnh tiếp và làm việc với đoàn công tác UBND TP. Cần Thơ về việc biên soạn Địa phương chí tỉnh Bến Tre
• Tiếp và làm việc đoàn công tác Bộ phận đại diện khoa học và công nghệ (KH&CN) tại Đài Loan (Trung Quốc), Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ - Bộ KH&CN
• Nghiệm thu đề tài “Tạo lập, quản lý, và phát triển chỉ dẫn địa lý “Thạnh Phú” cho sản phẩm gạo của huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo “Góp ý Quy trình kỹ thuật ương thuần dưỡng và nuôi thương phẩm cá bông lau trong ao đất tại Bến Tre”
• Nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu thực trạng sụt lún, ngập úng và đề xuất giải pháp thích ứng tại xã đảo Hưng Phong, huyện Giồng Trôm”
• Quy định quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa
• Nghiệm thu đề tài “Khảo sát sự lưu hành của virus và đánh giá đáp ứng miễn dịch sau khi tiêm phòng vaccine viêm da nổi cục trên bò tại Bến Tre”
• Hội thảo “Một số giải pháp xây dựng sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo đề tài “Nghiên cứu quy trình công nghệ và hệ thống thiết bị sơ chế, xử lý và bảo quản quả bưởi tươi phục vụ nội tiêu và xuất khẩu”
• Hội thảo đề tài “Nghiên cứu đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của kênh, rạch, mương trong chăn nuôi heo tại huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre”