Biện pháp nâng cao năng suất vườn dừa

Dừa được xem là cây trồng chủ lực của tỉnh Bến Tre, tuy nhiên không ít nhà vườn gặp phải tình trạng năng suất dừa giảm (dừa treo) ảnh hưởng đến kinh tế người trồng dừa. Theo Kỹ sư Nguyễn Thị Nguyệt-Chi cục Phó Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Bến Tre thì có 03 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trên đó là: đất không còn độ màu mỡ, mật độ cây trồng xen tăng cao đã cạnh tranh dinh dưỡng với cây dừa; việc chăm sóc (bón phân, tưới nước,…) chưa hợp lý. Để khắc phục, kỹ sư Nguyệt cũng khuyến cáo nhà vườn nên bón phân, tưới nước, tỉa thưa,… tùy tuổi cây và loại đất mà có cách chăm sóc cho phù hợp.

 

Về cách bón phân, lượng phân bón

 

Dừa cũng cần cung cấp chất dinh dưỡng như các loại cây trồng khác, trước đây nhiều nhà vườn chỉ bón phân cho dừa vào trước và sau mùa mưa. Việc bón phân như thế sẽ không mang lại hiệu quả cao bởi dừa là cây sinh trưởng liên tục nên phải chia phân ra bón thành nhiều đợt, ngay cả trong mùa khô (bón xong phải tưới nước), bón ít nhất 4 lần/năm. Có nhiều cách bón phân, cách hiệu quả nhất là xới nhẹ đất trong vùng tập trung nhiều rễ cách gốc từ 1,5m-2,5m (tùy theo tuổi của cây), rải đều, khỏa đất lấp kín phân hoặc phủ mụn dừa hay lá dừa lên. Nếu bón phân vào mùa nắng thì nên tưới đủ nước để cây hấp thu tốt và tránh phân bị tiêu hao.

Vùng đất cát, cát pha

 

 

Đối với vườn dừa trưởng thành

 

Đối với vườn thâm canh nên bón phân theo công thức 1,0-1,2 kg Urê + 2,0-2,2 kg Super lân (hoặc lân nung chảy) + 1,2 kg KCl/cây/năm. Nếu sử dụng phân hỗn hợp NPK thì nên sử dụng công thức 15-10-20. Ngoài ra hàng năm nên bón bổ sung cho đất từ 20-30 kg vôi (đối với đất phèn nhiều)/1.000 m2. Nên chia phân ra nhiều lần để bón.

 

Định lượng phân bón trên là theo yêu cầu thâm canh ở mức bình quân. Nhưng cũng cần quan sát kỹ vườn dừa (xanh tốt hay thiếu dinh dưỡng,…) và căn cứ vào từng loại đất trồng (phèn, bạc màu,…) thời tiết,… để linh hoạt tăng hay giảm lượng phân bón cho phù hợp để đạt hiệu quả tốt nhất, không để thiếu dinh dưỡng nhưng cũng tránh bị lãng phí.

 

Bên cạnh việc bón phân hóa học, phân hữu cơ cũng rất cần thiết, giúp cải tạo đất, tăng sức đề kháng, năng suất cao... Để lá mục trên bờ vườn cũng là cách cung cấp chất hữu cơ cho cây. Hiệu quả hơn là nên bồi bùn cho dừa từ 1-2 năm một lần, nên bồi bùn vào mùa khô, chỉ trải 1 lớp bùn dày khoảng 3-5 cm, nên lấy lượng phù sa ở tầng mặt để bồi, tránh lấy tầng sét hoặc đất phèn ở tầng sâu. Nếu kết hợp việc bón phân và bồi bùn phủ lên ngay thì rất hiệu quả.

 

Tưới nước

 

Dừa cũng cần tưới đủ nước để phát triển và kết trái. Thiếu nước, cây dừa sẽ không hút được chất dinh dưỡng và sẽ không đậu trái hoặc rụng trái non. Ở các vườn dừa đã lớn, để tránh hiện tượng dừa treo, vào mùa nắng ở khu vực vườn cao chú ý giữ ẩm, cách đơn giản là tủ lá cho gốc dừa để hạn chế nước bốc hơi khi cây được tưới nước. Vào mùa mưa thì gom lá lại chôn ở khoảng cách giữa các cây dừa để làm phân cho cây.

 

Vào mùa khô, nhất là khi bị hạn khoảng 5 ngày hoặc ít nhất trong 10 ngày cũng phải tưới cho cây 1 lần, lượng nước tưới đủ thấm xuống tới rễ. Nếu không thể tưới đều khắp, thì nên tập trung tưới nước đủ thấm cho mỗi cây chừng vài m 2.

 

Tỉa thưa, phục hồi các vườn dừa lão, xấu

 

Để khắc phục hiện tượng cạnh tranh ánh sáng, dinh dưỡng… trong vườn dừa giải pháp tốt nhất loại bỏ cây tạp và những cây dừa xấu, tỉa thưa hợp lý để đầu tư thâm canh vườn dừa hiệu quả. Chỉ để lại mật độ 170-180 cây dừa/ha, nạo vét các mương trong vườn dừa, bồi bùn cho cây. Đốn bỏ và trồng thay thế (thường dừa 60 năm thì lão), trong điều kiện khắc nghiệt cây lão sớm hơn.

 

Tóm lại, dừa là loại cây dễ trồng, ít đầu tư chăm sóc như các loại cây trồng khác. Tuy nhiên, để nâng cao năng suất đòi hỏi người nông dân phải quan tâm chăm sóc và đáp ứng các yêu cầu thiết yếu cho cây.

 

Trích từ tài liệu Hội Thảo khoa học “Các giải pháp nâng cao năng suất vườn dừa trong mùa khô” được tổ chức tại xã Minh Đức, huyện Mỏ Cày Nam ngày 23 tháng 7 năm 2015.

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Bến Tre phát triển giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng
• Nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của kênh, rạch, mương trong chăn nuôi heo tại huyện Mỏ Cày Nam”
• Kiểm định huyết áp kế tại tỉnh Bến Tre
• Thành lập hội đồng quốc gia về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo
• Nghiệm thu đề tài “Điều tra thực trạng, đánh giá chế độ dòng chảy, xu thế diễn biến các bãi bồi, cồn nổi ven sông và đề xuất giải pháp khai thác tổng hợp”
• Lãnh đạo tỉnh tiếp và làm việc với đoàn công tác UBND TP. Cần Thơ về việc biên soạn Địa phương chí tỉnh Bến Tre
• Tiếp và làm việc đoàn công tác Bộ phận đại diện khoa học và công nghệ (KH&CN) tại Đài Loan (Trung Quốc), Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ - Bộ KH&CN
• Nghiệm thu đề tài “Tạo lập, quản lý, và phát triển chỉ dẫn địa lý “Thạnh Phú” cho sản phẩm gạo của huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo “Góp ý Quy trình kỹ thuật ương thuần dưỡng và nuôi thương phẩm cá bông lau trong ao đất tại Bến Tre”
• Nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu thực trạng sụt lún, ngập úng và đề xuất giải pháp thích ứng tại xã đảo Hưng Phong, huyện Giồng Trôm”
• Quy định quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa
• Nghiệm thu đề tài “Khảo sát sự lưu hành của virus và đánh giá đáp ứng miễn dịch sau khi tiêm phòng vaccine viêm da nổi cục trên bò tại Bến Tre”
• Hội thảo “Một số giải pháp xây dựng sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo đề tài “Nghiên cứu quy trình công nghệ và hệ thống thiết bị sơ chế, xử lý và bảo quản quả bưởi tươi phục vụ nội tiêu và xuất khẩu”
• Hội thảo đề tài “Nghiên cứu đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của kênh, rạch, mương trong chăn nuôi heo tại huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre”