Vai trò của cây dừa trước nguy cơ biến đổi khí hậu mang tính toàn cầu

Theo Ngân hàng Thế giới (WB) biến đổi khí hậu (BĐKH) đang diễn ra nghiêm trọng trên quy mô toàn cầu và Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Tổ chức Hành động cứu trợ (Action Aid) cho rằng BĐKH đang đe dọa trực tiếp đến Việt Nam, ảnh hưởng trực tiếp đến sự an toàn của con người và cả nền kinh tế. Dự báo cho rằng nếu mực nước biển dâng lên 1 mét thì Việt Nam có thể sẽ bị mất ít nhất 12,2% diện tích đất đai, nơi cư trú của 23% dân số (17 triệu dân), chủ yếu tập trung tại đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) và đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), gây thiệt hại kinh tế lên đến 17 tỷ đô-la Mỹ (10% GDP) [ICEM presentation, 2009].

 

BĐKH làm cho các trận bão tố, lũ lụt xảy ra thường xuyên hơn với mức độ tàn phá nghiêm trọng hơn, đồng thời nhiều loại bệnh lạ cũng xuất hiện và hoành hành chứ không chỉ khu trú trong một khu vực địa lý nhỏ. Điều này đòi hỏi quy hoạch đất sản xuất, cơ cấu cây trồng cũng phải thay đổi.

 

Theo đánh giá của Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc (UNDP), Việt Nam nằm trong danh sách 5 nước đứng đầu thế giới dễ bị tổn thương nhất đối với biến đổi khí hậu. Nếu mực nước biển dâng lên là 3-5m- thì điều này đồng nghĩa với "có thể xảy ra thảm họa" ở Việt Nam.

 

 

Bảng 2: Mười tỉnh bị ảnh hưởng nhiều nhất, tỷ lệ ngập nước
theo kịch bản nước biển dâng 1m

 

Nước mặn đang gia tăng mức độ xâm nhập vào các tỉnh ĐBSCL. Đến nay nước mặn đã xâm nhập vào các tỉnh: Kiên Giang, Trà Vinh, Tiền Giang, Hậu Giang, Vĩnh Long. Tại Bến  Tre nước mặn đã lấn sâu vào 3 huyện Giồng Trôm, Ba Tri, Bình Đại, độ mặn từ 5-27%0. Trên sông Hàm Luông, nước mặn đã lấn sâu vào đến cầu Hàm Luông. Hàng ngàn hécta hoa màu đã bị ảnh hưởng. Tại Tiền Giang, nước mặn đã tràn vào sông Vàm Cỏ Đông và Vàm cỏ Tây. Tại huyện Cần Giuộc, trên sông Rạch Cát độ mặn đo được tới 11,6%0. [Báo Tuổi trẻ online, 2013]

 

Trong điều kiện BĐKH, cây dừa là cây trồng sẽ chống chịu được với vùng đất mặn lợ, vùng đất bị mặn xâm nhập vào mùa khô. Dừa là một cây trồng thích nghi với việc thay đổi khí hậu vì nó giữ được độ cao của mực nước ngầm, kiểm soát xói mòn. Những hàng dừa tạo thành những bức tường chắn gió mạnh mẽ và làm giảm bớt thiệt hại do những cơn bão và lốc xoáy gây ra. Ngoài ra, cây dừa làm trẻ hóa và sáng tạo đất vì ít sử dụng các loại phân bón hóa học và thuốc trừ sâu.

 
 Ảnh: Internet

 

“Trái đất nóng lên thì ai lo?, nhất định không phải là người trồng dừa” ! Những ghi nhận tại Viện Nghiên cứu Cây công nghiệp Ấn Độ (CPCRI) tiết lộ rằng nhiệt độ cao hơn và mức CO2 cao làm tăng năng suất dừa ở vùng duyên hải phía Tây Ấn Độ. Năng suất dừa sẽ tăng 10% vào năm 2020, tăng lên 16% vào năm 2050 và 36% và năm 2080 do BĐKH tại vùng duyên hải phía Tây Ấn Độ tạo ra [S. Naresh Kuma; P.K. Aggarwal, 2013]. Như vậy, vẫn có thể có những loại cây trồng, đặc biệt là cây dừa thích nghi tích cực với các tác động của BĐKH. Trồng dừa cùng với các hoạt động kinh tế liên quan đến cây dừa nói chung đã và đang tạo ra các cơ hội giúp cho các tiểu điền, ngư dân ở các vùng dễ bị tổn thương có thể tham gia nhằm thích nghi và làm giảm đi tác hại của BĐKH và cân bằng sinh thái, ổn định cuộc sống.

 

Trong nông nghiệp việc thích nghi và giảm thiểu tác động của BĐKH là chìa khóa của vấn đề và việc thiết lập những hệ thống nông nghiệp và thực hành quản lý bền vững sẽ góp phần làm giảm nhẹ tác động của BĐKH. Cây dừa chính là lời giải đáp cho nguy cơ biến đổi khí hậu và nước biển dâng, là cây của mục tiêu thiên niên kỷ.

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Bến Tre phát triển giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng
• Nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của kênh, rạch, mương trong chăn nuôi heo tại huyện Mỏ Cày Nam”
• Kiểm định huyết áp kế tại tỉnh Bến Tre
• Thành lập hội đồng quốc gia về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo
• Nghiệm thu đề tài “Điều tra thực trạng, đánh giá chế độ dòng chảy, xu thế diễn biến các bãi bồi, cồn nổi ven sông và đề xuất giải pháp khai thác tổng hợp”
• Lãnh đạo tỉnh tiếp và làm việc với đoàn công tác UBND TP. Cần Thơ về việc biên soạn Địa phương chí tỉnh Bến Tre
• Tiếp và làm việc đoàn công tác Bộ phận đại diện khoa học và công nghệ (KH&CN) tại Đài Loan (Trung Quốc), Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ - Bộ KH&CN
• Nghiệm thu đề tài “Tạo lập, quản lý, và phát triển chỉ dẫn địa lý “Thạnh Phú” cho sản phẩm gạo của huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo “Góp ý Quy trình kỹ thuật ương thuần dưỡng và nuôi thương phẩm cá bông lau trong ao đất tại Bến Tre”
• Nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu thực trạng sụt lún, ngập úng và đề xuất giải pháp thích ứng tại xã đảo Hưng Phong, huyện Giồng Trôm”
• Quy định quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa
• Nghiệm thu đề tài “Khảo sát sự lưu hành của virus và đánh giá đáp ứng miễn dịch sau khi tiêm phòng vaccine viêm da nổi cục trên bò tại Bến Tre”
• Hội thảo “Một số giải pháp xây dựng sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo đề tài “Nghiên cứu quy trình công nghệ và hệ thống thiết bị sơ chế, xử lý và bảo quản quả bưởi tươi phục vụ nội tiêu và xuất khẩu”
• Hội thảo đề tài “Nghiên cứu đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của kênh, rạch, mương trong chăn nuôi heo tại huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre”