Giống nhãn mới – Tia sáng cho nhà vườn

Ngày 26/8/2015 vừa qua, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Vĩnh Long đã tổ chức Hội thảo Sơ kết công tác phòng chống bệnh chổi rồng trên cây nhãn. Trong Hội thảo Viện Cây ăn quả Miền Nam đã công bố kết quả lai tạo thành công một giống nhãn mới có tên LĐ 11 (NL1-23). Đây là giống nhãn lai giữa nhãn tiêu Da bò và Xuồng cơm vàng (có mã số con lai NL1-23, sử dụng phương pháp lai cổ điển (thụ phấn bằng tay).

 

 

 
Hiện nay, giống nhãn Tiêu Da bò được trồng phổ biến song nông dân đang gặp khó khăn là giống nhãn Tiêu Da bò nhiễm bệnh chổi rồng khá nặng. Trong quy trình quản lý bệnh chổi rồng của Cục Bảo vệ thực vật ban hành có giải pháp thay thế giống, trong đó, Xuồng cơm vàng là giống nhãn được khuyến cáo thay thế vì trọng lượng trái to, dày cơm, ngon và đặc biệt chống chịu bệnh chổi rồng. Tuy nhiên, Xuồng cơm vàng có nhược điểm là năng suất không cao lại rất dễ rụng trái nên nông dân không “mặn mà” với giống nhãn này. Viện Cây Ăn quả Miền Nam đã lai tạo thành công giống nhãn LĐ11 mang những ưu điểm của giống nhãn Tiêu Da bò và Xuồng cơm vàng nhưng khắc phục được những nhược điểm của chúng.

 



Đặc tính của giống nhãn LĐ 11 có nhiều ưu điểm như dày cơm, độ dày thịt trái trung bình 5,96mm (trong khi nhãn Tiêu Da bò là 4,27mm, Xuồng cơm vàng 5,61mm); hạt nhỏ, trọng lượng hạt 1,71g, ít rụng trái. Trọng lượng trái 12,41g (lớn hơn nhãn Tiêu da bò), tương đương khoảng 80-82 trái/kg. Về chất lượng, giống nhãn LĐ11 được đánh giá cao, cơm ráo, giòn, ngọt (độ Brix 21,85) và tỷ lệ ăn được 65,85%. Năng suất trung bình của 3 năm (3 năm, 4 năm và 5 năm sau trồng) là 35,7 kg/cây/năm, tương đương với năng suất nhãn Tiêu Da bò trong cùng điều kiện.

 

Giống nhãn LĐ11 có khả năng sinh trưởng mạnh, lá to, màu xanh đậm. Phát hoa to và dày, đóng chặt. Điều kiện ra hoa, xử lý giống như nhãn tiêu Da bò. Thời gian từ khi trồng đến khi cho trái khoảng 36 tháng, thời gian từ khi ra hoa đến thu họach khoảng 145-166 ngày, ra hoa vào tháng 6-7 dl hàng năm. Đặc biệt, giống nhãn này chỉ nhiễm bệnh chổi rồng ở mức độ nhẹ.

Viện CAQMN đang có kế hoạch sản xuất thử nghiệm để đánh giá tính thích nghi của giống nhãn LĐ11 trong sản xuất đại trà. Hy vọng, đây là giống nhãn có triển vọng trong cơ cấu giống được khuyến cáo thay thế những vườn nhãn Tiêu Da bò già cỗi, bị nhiễm bệnh chổi rồng nặng, góp phần trong công tác quản lý bệnh chổi rồng hại nhãn trong tương lai ./.

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Bến Tre phát triển giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng
• Nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của kênh, rạch, mương trong chăn nuôi heo tại huyện Mỏ Cày Nam”
• Kiểm định huyết áp kế tại tỉnh Bến Tre
• Thành lập hội đồng quốc gia về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo
• Nghiệm thu đề tài “Điều tra thực trạng, đánh giá chế độ dòng chảy, xu thế diễn biến các bãi bồi, cồn nổi ven sông và đề xuất giải pháp khai thác tổng hợp”
• Lãnh đạo tỉnh tiếp và làm việc với đoàn công tác UBND TP. Cần Thơ về việc biên soạn Địa phương chí tỉnh Bến Tre
• Tiếp và làm việc đoàn công tác Bộ phận đại diện khoa học và công nghệ (KH&CN) tại Đài Loan (Trung Quốc), Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ - Bộ KH&CN
• Nghiệm thu đề tài “Tạo lập, quản lý, và phát triển chỉ dẫn địa lý “Thạnh Phú” cho sản phẩm gạo của huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo “Góp ý Quy trình kỹ thuật ương thuần dưỡng và nuôi thương phẩm cá bông lau trong ao đất tại Bến Tre”
• Nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu thực trạng sụt lún, ngập úng và đề xuất giải pháp thích ứng tại xã đảo Hưng Phong, huyện Giồng Trôm”
• Quy định quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa
• Nghiệm thu đề tài “Khảo sát sự lưu hành của virus và đánh giá đáp ứng miễn dịch sau khi tiêm phòng vaccine viêm da nổi cục trên bò tại Bến Tre”
• Hội thảo “Một số giải pháp xây dựng sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo đề tài “Nghiên cứu quy trình công nghệ và hệ thống thiết bị sơ chế, xử lý và bảo quản quả bưởi tươi phục vụ nội tiêu và xuất khẩu”
• Hội thảo đề tài “Nghiên cứu đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của kênh, rạch, mương trong chăn nuôi heo tại huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre”