Lưu ý một số sâu bệnh hại bòn bon thái trong mùa mưa

Bòn bon còn có tên gọi khác là dâu da đất, tên khoa học là Lansium domesticum, là loài cây ăn quả nhiệt đới thuộc họ Xoan. Bòn bon ưa bóng râm, không cần ánh sáng nhiều, không có gió mạnh, đặc biệt là khi ra hoa, kết quả. Hiện nay giống bòn bon Thái có chất lượng ngon, ngọt, ít hạt, được trồng xen khá phổ biến trong các vườn sầu riêng, măng cụt. Trong mùa mưa, vào khoảng tháng 7 - 9 là giai đoạn bòn bon mang trái và thu hoạch, thường xuất hiện bệnh thối trái và sâu ăn lá gây hại phổ biến .

Bệnh thối trái do nấm Phytophthora  palmivora gây ra. Chúng thường gây hại phổ biến trên trái bòn bon, lá, ít gây hại thân. Bệnh tấn công trên lá, làm cháy lá. Nguy hiểm nhất, nấm gây hại trên trái, làm trái bị thối hàng lọat. Vết bệnh khởi đầu một vài chấm nhỏ màu nâu đen trên trái. Sau đó, phát triển lan rộng ½ hoặc cả trái và ăn sâu vào thịt trái , làm thịt trái bị nhũn thối có mùi hôi chua, khó chịu. Ẩm độ cao, trên vết bệnh hình thành những tơ nấm trắng. Bệnh làm trái hư, rụng sớm, bệnh nặng làm thối cả trái và lây lan sang những trái khác. Bệnh thường gây hại ở giai đọan trái lớn và cả trái bòn bon sau thu họach.

Bệnh phát triển nhiều trong điều kiện thời tiết nóng và mưa nhiều, vườn cây rậm rạp, đất ẩm thấp đọng nước. Từ các vết bệnh ban đầu của sợi nấm sẽ sản sinh rất nhiều bào tử và lây lan rất nhanh trong điều kiện có gió, mưa. Nguồn nước tưới trong vườn cũng là yếu tố làm cho nấm phát tán, lây lan. Nấm lưu tồn chủ yếu trong đất, trong nước và trong các bộ phận bị bệnh của cây .

* Biện pháp phòng trừ bệnh thối trái:
+ Tạo thuận lợi cho cây bòn bon phát triển thông thóang, không trồng xen quá dày.
+ Vệ sinh vườn cây cho thông thoáng,  thu gom những trái bệnh đem tiêu hủy.
+ Vườn cần cao ráo, thóat nước tốt trong mùa mưa.
+ Hạn chế sử dụng phân bón lá hoặc thuốc kích thích sinh trưởng
+ Bón phân chuồng hoai mục ( tốt nhất là sử dụng phần gà) kết hợp sử  dụng chế phẩm sinh học Trico để hạn chế bệnh phát triển.
+ Phát hiện bệnh mới chớm phun các lọai thuốc hóa học: Aliette, Mexyl- MZ  72WP, Ridomil- Gold, Alpine 80WP, Mataxyl 25WP,.... Chú ý, bệnh thường xuất hiện trễ vào giai đoạn trái lớn nên khi phun thuốc cần chú ý đảm bảo đúng thời gian cách ly để tránh dư lượng thuốc tồn trong trái sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.

Ngoài ra, trong mùa mưa, cây ra đọt non nhiều rất dễ bị sâu ăn lá gây hại. Sâu non nở ra ăn và ở rải rác trên lá non, thường cắn phá khi bòn bon mới ra đọt. Sâu gặm khuyết phiến lá chỉ còn lại gân chính, tuổi lớn sâu ăn cả lá, chồi và thân  non. Vì sâu thường ẩn nấp sâu vào các cành lá, khi ăn mới di chuyển ra ngoài  nên khó phát hiện, chỉ thấy những lá bị cắn lủng những mảng rất to. Ngoài ra, màu sắc của sâu rất giống màu lá, cành với các đường vẽ rất khéo trên lưng  để ngụy trang nên không dễ phát hiện, mặc dù kích thước sâu khá lớn. Thoạt nhìn có thể lầm lẫn chúng với cành cây, ấu trùng khi đủ lớn dài 30-40mm, có những mảng màu cam và các đốm nhỏ màu xanh ở hai bên hông. Khi hóa nhộng, sâu treo mình vào cành nhờ sợi tơ ở đuôi nhộng. Thành trùng có màu sắc sặc sỡ rất đẹp, chiều dài thân khoảng 25- 30mm, mặt trên cánh có màu đen với những đốm vàng , phủ nhiều vảy nhỏ như phấn. Thành trùng hoạt động chủ yếu vào buổi sáng. Bướm đẻ trứng tròn, màu trắng rời rạc 1-3 trứng trên đọt lá non.

Trong điều kiện tự nhiên, sâu gây hại chủ yếu  trên các vườn bòn bon tơ. Nếu mật số cao, sâu có thể ăn trụi các chồi lá non làm cây còi cọc, không phát triển được.

* Biện pháp phòng trị:
+ Thiên địch của sâu ăn lá rất phong phú và là yếu tố quan trọng trong việc khống chế sự gia tăng  mật số của sâu. Ong mắt đỏ Trichogramma chilonis  có thể ký sinh trứng của sâu trong điều kiện tự nhiên; ong ký sinh Pteromalus puparum  ký sinh nhộng. Ngoài ra, kiến vàng có khả năng rất cao trong việc hạn chế sự bộc phát sâu ăn lá.
+ Bón phân hợp lý, điều khiển sự ra đọt non đồng loạt để hạn chế sự lây nhiễm liên tục trong năm.
+ Có thể áp dụng các biện pháp thủ công diệt trứng, ấu trùng và nhộng Khi cây ra đọt non, thăm vườn thường xuyên nếu mật số sâu cao, có thể sử dụng thuốc hóa học như : dầu khoáng SK 99 hoặc các thuốc trừ sâu gốc Cúc tổng hợp,…. Phun thật kỹ trên những cành lá vì chúng ẩn nấp bên trong./.

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Bến Tre phát triển giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng
• Nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của kênh, rạch, mương trong chăn nuôi heo tại huyện Mỏ Cày Nam”
• Kiểm định huyết áp kế tại tỉnh Bến Tre
• Thành lập hội đồng quốc gia về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo
• Nghiệm thu đề tài “Điều tra thực trạng, đánh giá chế độ dòng chảy, xu thế diễn biến các bãi bồi, cồn nổi ven sông và đề xuất giải pháp khai thác tổng hợp”
• Lãnh đạo tỉnh tiếp và làm việc với đoàn công tác UBND TP. Cần Thơ về việc biên soạn Địa phương chí tỉnh Bến Tre
• Tiếp và làm việc đoàn công tác Bộ phận đại diện khoa học và công nghệ (KH&CN) tại Đài Loan (Trung Quốc), Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ - Bộ KH&CN
• Nghiệm thu đề tài “Tạo lập, quản lý, và phát triển chỉ dẫn địa lý “Thạnh Phú” cho sản phẩm gạo của huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo “Góp ý Quy trình kỹ thuật ương thuần dưỡng và nuôi thương phẩm cá bông lau trong ao đất tại Bến Tre”
• Nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu thực trạng sụt lún, ngập úng và đề xuất giải pháp thích ứng tại xã đảo Hưng Phong, huyện Giồng Trôm”
• Quy định quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa
• Nghiệm thu đề tài “Khảo sát sự lưu hành của virus và đánh giá đáp ứng miễn dịch sau khi tiêm phòng vaccine viêm da nổi cục trên bò tại Bến Tre”
• Hội thảo “Một số giải pháp xây dựng sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo đề tài “Nghiên cứu quy trình công nghệ và hệ thống thiết bị sơ chế, xử lý và bảo quản quả bưởi tươi phục vụ nội tiêu và xuất khẩu”
• Hội thảo đề tài “Nghiên cứu đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của kênh, rạch, mương trong chăn nuôi heo tại huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre”