Phòng trừ côn trùng gây hại trên cây xoài

Xoài là loại cây ăn trái dễ trồng, thích nghi với nhiều vùng sinh thái khác nhau. Có nhiều giống xoài nhưng trồng nhiều nhất là xoài Cát Hòa Lộc. Giống như các loại cây trồng khác, xoài cũng bị nhiều loại dịch hại tấn công và hiện nay phổ biến trên các vườn xoài có xuất hiện triệu chứng ghẻ trên lá và rệp muội.

Ghẻ xoài là hiện tượng khá phổ biến trên xoài, nhất là giai đoạn ra tược non. Triệu chứng thể hiện trên lá xoài có những mụt màu đen giống như hạt tiêu dính chặt trên lá (nông dân thường goi là ghẻ xoài), đây là do một loài rầy thuộc họ Psyllidae gây ra. Rầy trưởng thành rất nhỏ, đẻ trứng vào trong mô lá. Rầy non sau khi nở nằm trong mô lá chích hút nhựa. Các tế bào bị chích hút phình to lên thành những mụt u đầy trên lá. Sau khi vũ hóa rầy trưởng thành đục một lỗ trên mụt đó để chui ra ngoài. Mụt này lúc đầu có màu xanh nâu, sau chuyển sang màu đen. Khi thấy những mụt trên lá xoài có có màu xám mốc và ngay trên mụt có một lỗ nhỏ bằng đầu kim như thế là rầy đã bay ra khỏi sau khi gây hại xong. Rầy gây hại trên những lá non, trên những lá già nông dân thường  thấy có nhiều mụt đen là di chứng để lại từ sự gây hại của rầy trên lá non.

Thường thì tác hại của rầy này không đáng kể, nhưng ở những vùng thường xuyên bị rầy Psyllidae thì chúng sẽ để lại trên lá dày đặc những mụt đen làm giảm quang hợp của cây, cây kém phát triển.

Bên cạnh đó, rệp muội là côn trùng khá phổ biến trên xoài. Rệp muội có tên khoa học Toxoptera auranti, thuộc họ rầy mềm (Aphididae), bộ cánh đều (Homoptera). Cơ thể của chúng có hình quả lê, dài khoảng 1,5 - 2mm, mầu nâu đen hay mầu nâu đỏ hơi hồng. Trưởng thành có hai dạng: có cánh và không có cánh. Trong điều kiện bình thường ở vùng nhiệt đới như nước ta, nếu có thức ăn phù hợp (đọt, lá non, mềm), thì rệp cái thường không có cánh và sinh sản đơn tính là chủ yếu (đẻ con chứ không đẻ ra trứng). Rệp có cánh thường chỉ xuất hiện khi mật độ rệp quá cao hoặc lá cây đã già. Do vậy chúng tích lũy mật số rất nhanh, nếu không phát hiện và phòng trừ kịp thời thì rất dễ bị gây hại nặng. Rệp non màu nâu hoặc xám đen.

Cả rệp trưởng thành và rệp non đều sống tập trung và gây hại ở những lá non, cành non, đọt non, cuống trái để chích hút nhựa, làm cho chồi non biến dạng, lá cong queo, còi cọc, trái kém phát triển, giảm khả năng tăng trưởng của cây. Ngòai gây hại trực tiếp thì trong chất bài tiết của rệp có nhiều chất mật ngọt là môi trường thuận lợi cho cho nấm bồ hóng phát triển phủ kín cả cành, lá ảnh hưởng trực tiếp đến qúa trình quang hợp của cây.

*Biện pháp phòng trừ:
Trong tự nhiên rệp muội và rầy Psyllidae có nhiều thiên địch ăn thịt như bọ xít ăn thịt, kiến vàng và các loài nấm ký sinh, nhất là ong ký sinh rất phổ biến.
+ Sau khi thu hoạch cần tiến hành xén tỉa cành, vệ sinh vườn cho thông thoáng nhằm hạn chế sự gây hại của rầy;
+ Khi phát hiện có sự xuất hiện của rệp muội thì phun thuốc phòng trừ, chủ yếu phun vào các bộ phận có rệp, không phun tràn lan. Sử dụng một trong các loại thuốc như: Dầu khoáng SK 99, Actara,  Confidor,…
+ Đối với vùng bị triệu chứng ghẻ xoài trên lá thì phun thuốc trừ rầy khi xoài giai đoạn ra đọt non (lá lụa) để ngăn chận rầy đẻ trứng (vì rầy Psyllidae thường đẻ trứng trên lá non ), nếu thấy lá xoài có những mụt màu đen nổi lên thì đã muộn không cần thiết phun thuốc vì lúc này rầy đã vũ hóa bay ra ngoài./.

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Bến Tre phát triển giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng
• Nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của kênh, rạch, mương trong chăn nuôi heo tại huyện Mỏ Cày Nam”
• Kiểm định huyết áp kế tại tỉnh Bến Tre
• Thành lập hội đồng quốc gia về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo
• Nghiệm thu đề tài “Điều tra thực trạng, đánh giá chế độ dòng chảy, xu thế diễn biến các bãi bồi, cồn nổi ven sông và đề xuất giải pháp khai thác tổng hợp”
• Lãnh đạo tỉnh tiếp và làm việc với đoàn công tác UBND TP. Cần Thơ về việc biên soạn Địa phương chí tỉnh Bến Tre
• Tiếp và làm việc đoàn công tác Bộ phận đại diện khoa học và công nghệ (KH&CN) tại Đài Loan (Trung Quốc), Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ - Bộ KH&CN
• Nghiệm thu đề tài “Tạo lập, quản lý, và phát triển chỉ dẫn địa lý “Thạnh Phú” cho sản phẩm gạo của huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo “Góp ý Quy trình kỹ thuật ương thuần dưỡng và nuôi thương phẩm cá bông lau trong ao đất tại Bến Tre”
• Nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu thực trạng sụt lún, ngập úng và đề xuất giải pháp thích ứng tại xã đảo Hưng Phong, huyện Giồng Trôm”
• Quy định quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa
• Nghiệm thu đề tài “Khảo sát sự lưu hành của virus và đánh giá đáp ứng miễn dịch sau khi tiêm phòng vaccine viêm da nổi cục trên bò tại Bến Tre”
• Hội thảo “Một số giải pháp xây dựng sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo đề tài “Nghiên cứu quy trình công nghệ và hệ thống thiết bị sơ chế, xử lý và bảo quản quả bưởi tươi phục vụ nội tiêu và xuất khẩu”
• Hội thảo đề tài “Nghiên cứu đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của kênh, rạch, mương trong chăn nuôi heo tại huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre”