Nông dân trồng màu trên đất lúa lãi ròng 20 triệu đồng/1vụ

Trong những năm qua, phong trào đưa cây màu xuống ruộng ở các tỉnh, thành khu vực Đồng bằng sông cửu Long đã được bà con nông dân hưởng ứng tích cực và mang lại hiệu quả thiết thực. Tại huyện Bình Đại, phong trào trồng màu trên đất lúa đang phát triển mạnh và không ngừng mở rộng diện tích, góp phần nâng cao đời sống người dân, giúp nhiều nông dân vươn lên thoát nghèo bền vững.

Các địa phương thực hiện mạnh chủ trương trồng cây màu trên đất sản xuất lúa tập trung ở các xã: Long Hòa, Long Định, Thới Lai, Châu Hưng, Phú Long, Thạnh Trị…v.v. Một số rau màu chủ lực được nông dân chú trọng phát triển như: củ cải trắng, dưa leo, khổ qua, bắp lai, ớt, bầu, bí….      

 
  Mô hình trồng dưa leo lợi nhuận 20 triệu đồng/1 vụ
    của hộ anh Trần Hoàng Điểm

 

Để việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên ruộng lúa mang lại hiệu quả cao, các ngành chuyên môn huyện đã thường xuyên mở các lớp tập huấn, hội thảo chuyên đề về kỹ thuật trồng màu và biện pháp phòng trừ sâu hại trên rau màu.

Nhiều nông dân trồng màu khẳng định: “Màu dễ trồng, ít tốn công chăm sóc, ít sâu bệnh, có thời gian thu hoạch ngắn hơn cây lúa, trồng 30 ngày cho thu hoạch, thu hoạch bền, năng suất ổn định, đồng vốn quay nhanh và cho thu nhập ổn định, nhất là trong thời điểm hiện nay, giá rau màu tăng nên nông dân sau thu hoạch có lợi nhuận cao gấp 2-3 lần so với trồng lúa”.

Từ đầu năm 2015 đến nay, nông dân trên địa bàn huyện đã gieo trồng được 175ha màu dưới ruộng, đạt 50% kế hoạch năm và tăng 0,5% so với cùng kì năm 2014.

 
 Mô hình trồng dưa gang, bắp nếp dưới ruộng lúa
lợi nhuận 2-3 lần so với trồng lúa

 

Thời gian qua, nhờ giá đầu ra các loại màu tăng mạnh, nên phần lớn nông dân sau thu hoạch đều có lợi nhuận cao, sau khi trừ các khoản chi phí, với diện tích 1.000m2 đất trồng màu nông dân có lãi ròng từ 15 triệu đồng đến 20 triệu đồng.

Nhờ đó, đã giúp nhiều hộ nông dân thoát nghèo vươn lên làm giàu, điển hình có hộ ông Lư Hồng Phương, Nguyễn Trọng Nghĩa ở xã Châu Hưng, ông Lê Văn Thì, Phạm Văn Rạ ở xã Thới Lai, ông Dương Văn Sang ở xã Long Hòa, hộ anh Trần Hoàng Điểm, hộ anh Lê Thanh Phong, hộ ông Huỳnh Văn Mầu và hộ ông Phạm Thanh Phong xã Thới Lai.

Dự kiến đến cuối năm 2015, nông dân trên địa bàn huyện tiếp tục phát triển và mở rộng diện tích trồng màu dưới ruộng lên 350ha.

Trước tình hình biến đổi khí hậu, diễn biến thời tiết ngày càng phức tạp, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, thông qua mô hình đưa cây màu xuống ruộng lúa là một trong những giải pháp mang lại hiệu quả thiết thực. Mô hình này đã góp phần cải tạo độ màu mỡ cho đất, tiêu diệt được mầm bệnh, đồng thời giúp nông dân tăng thu nhập, nâng cao đời sống.

Tuy nhiên, để phát huy mô hình cũng như đảm bảo đầu ra sản phẩm, trong thời gian tới, ngành chức năng huyện tăng cường hướng dẫn nông dân áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường.

Tập trung hướng dẫn, khuyến cáo bà con nông dân trồng nhiều loại rau màu khác nhau, lựa chọn giống phù hợp với nhu cầu thị trường, tránh tình trạng ồ ạt trồng một loại để khỏi phải rơi vào cảnh được mùa mất giá, hàng dội chợ./.

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Bến Tre phát triển giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng
• Nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của kênh, rạch, mương trong chăn nuôi heo tại huyện Mỏ Cày Nam”
• Kiểm định huyết áp kế tại tỉnh Bến Tre
• Thành lập hội đồng quốc gia về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo
• Nghiệm thu đề tài “Điều tra thực trạng, đánh giá chế độ dòng chảy, xu thế diễn biến các bãi bồi, cồn nổi ven sông và đề xuất giải pháp khai thác tổng hợp”
• Lãnh đạo tỉnh tiếp và làm việc với đoàn công tác UBND TP. Cần Thơ về việc biên soạn Địa phương chí tỉnh Bến Tre
• Tiếp và làm việc đoàn công tác Bộ phận đại diện khoa học và công nghệ (KH&CN) tại Đài Loan (Trung Quốc), Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ - Bộ KH&CN
• Nghiệm thu đề tài “Tạo lập, quản lý, và phát triển chỉ dẫn địa lý “Thạnh Phú” cho sản phẩm gạo của huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo “Góp ý Quy trình kỹ thuật ương thuần dưỡng và nuôi thương phẩm cá bông lau trong ao đất tại Bến Tre”
• Nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu thực trạng sụt lún, ngập úng và đề xuất giải pháp thích ứng tại xã đảo Hưng Phong, huyện Giồng Trôm”
• Quy định quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa
• Nghiệm thu đề tài “Khảo sát sự lưu hành của virus và đánh giá đáp ứng miễn dịch sau khi tiêm phòng vaccine viêm da nổi cục trên bò tại Bến Tre”
• Hội thảo “Một số giải pháp xây dựng sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo đề tài “Nghiên cứu quy trình công nghệ và hệ thống thiết bị sơ chế, xử lý và bảo quản quả bưởi tươi phục vụ nội tiêu và xuất khẩu”
• Hội thảo đề tài “Nghiên cứu đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của kênh, rạch, mương trong chăn nuôi heo tại huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre”