Các nguyên nhân gây thối rễ cây bưởi – Giải pháp khắc phục
Rễ cây bưởi rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó nguyên nhân đáng sợ nhất là ngập nước. Rễ bị tổn thương là điều kiện thuận lợi cho các loại nấm bệnh có sẵn trong đất xâm nhập và gây hại dẫn đến tình trạng bệnh vàng lá thúi rễ trên cây bưởi hiện nay.
I. Các nguyên nhân chính gây ra tổn thương cho rễ:
1. Rễ luôn phải hoạt động trong môi trường yếm khí:
Phần lớn bộ rễ cây bưởi hoạt động ở tầng đất mặt nên khi đất bị ngập nước rễ sẽ thiếu oxy do đất mặt bị nén chặt. Rễ hoạt động trong tình trạng thiếu oxy khiến cho các đầu rễ non bị tổn thương. Nấm bệnh xâm nhập từ các đầu rễ non ăn dần lên hệ lông hút, sau đó là đến rễ cái và gây ra hiện tượng thối rễ.
Rễ cây bị ngập nước lâu ngày dẫn đến các tế bào rễ không hô hấp được, vì vậy sẽ không cung cấp đủ oxy cho hoạt động của các tế bào rễ cùng với việc tích lũy các chất độc hại, do đó sẽ làm chết đi các lông hút ở rễ và không thể hình thành được lông hút mới, cây cũng không thể hút nước được sẽ bị héo dần rồi chết.
2. Vi sinh vật có lợi trong đất ít:
Do mất cân bằng hệ vi sinh vật trong đất. Vi sinh vật có lợi trong đất ít, nấm bệnh gây hại trong đất lại quá nhiều. Chỉ một vết thương cơ giới nhỏ như làm cỏ hoặc là vết thương do tuyến trùng gây ra cũng đủ để cho nấm bệnh xâm nhập gây thối rễ.
Rễ bị hư. |
3. Do đất trồng:
Đất nhiều sét khô cứng, đất nhiều phèn, bị nhiễm mặn là những chất đất rất khó để cho rễ phát triển. Tương tự như trong môi trường ngập nước. Rễ cây trong trường hợp này cũng thường xuyên thiếu oxy rất dễ gây tổn thương các đầu rễ non.
4. Do vườn thường xuyên sử dụng thuốc diệt cỏ:
Sử dụng thường xuyên thuốc diệt cỏ làm chết hệ vi sinh vật có lợi và các loài thiên địch trong đất. Thuốc cỏ ngấm dần vào đất khiến đất chai cứng và đồng thời làm chết dần các rễ non.
5. Do sử dụng quá nhiều phân hóa học:
Bón ít hoặc không bón phân chuồng, phân hữu cơ góp phần làm cho bộ rễ của cây bị lão hóa và yếu đi rất nhanh.
Tồn dư phân hóa học dưới dạng muối khoáng làm cho đất mặt chai cứng hạn chế rất nhiều sự phát triển của rễ. Rễ yếu và nhanh lão hóa, bị kìm hãm sự phát triển bởi nền đất chai cứng nên chúng rất dễ bị tổn thương bởi các loại nấm bệnh gây hại.
II. Các giải pháp khắc phục:
Kiểm tra độ pH thường xuyên nếu pH thấp cần phải bón vôi ngay lập tức giúp ổn định độ pH thích hợp cho cây trồng.
|
Máy đo pH |
|
Rãi vôi cho cây trồng. |
Làm rãnh để thoát nước, tránh vườn bị ngập úng là điều kiện tiên quyết, không để độ ẩm trong vườn quá cao. Độ ẩm thích hợp trong vườn dao động từ 60 – 70% là tốt nhất. Cuốc xới và phơi đất nhằm phá vỡ các kết cấu đất nén chặt để cho bộ rễ có được nhiều oxi để thở.
Đánh rãnh thoát nước. |
Tăng cường bón phân hữu cơ đã được ủ hoai mục bằng nấm Trichoderma giúp cho đất ngày càng thông thoáng, rễ dễ dàng phát triển hơn. Bón trực tiếp trichoderma nếu đã đủ lượng phân chuồng cần thiết. Sử dụng bổ sung vi sinh vật cải tạo đất, kích thích rễ phát triển, phân giải các chất khó tan giúp cây trồng dễ hấp thụ.
Phòng trị bệnh bằng quy trình xử lý bệnh vàng lá thối rễ.
Ngừng sử dụng thuốc diệt cỏ trong vườn. Nên trồng cỏ giữ ẩm cho đất, chống xói mòn, rửa trôi. Chỉ làm cỏ trong khu vực dưới tán cây để tránh cạnh tranh dinh dưỡng (cỏ trong vườn nếu tốt quá có thể dùng máy cắt đi sau đó hòa loãng trichoderma để tưới, cỏ sẽ phân hủy nhanh trả lại dinh dưỡng hữu cơ cho đất).