Khởi nghiệp từ nghề làm cây kiểng mai vàng

Vườn mai là mãnh đất được tận dụng khoảng đất trống xung quanh nhà và trước sân chưa đầy 300m vuông, anh Lê Thành Trung, ấp 4, xã Thuận Điền, huyện Giồng Trôm đã nuôi những cây mai vàng, cây cảnh bonsai bán lại cho thương lái và người chơi kiểng đã mang về thu nhập vài trăm triệu đồng mỗi năm.

 

Anh Trung cho biết, cách đây hơn 4 năm được bạn bè ở huyện Chợ Lách hướng dẫn anh cách chăm sóc cây hoa kiểng, đặc biệt là cây mai vàng. Những phần đất trống xung quanh nhà ban đầu anh mua những gốc mai trong vườn người dân về, sau đó đem ghép giống mai dảo Thủ Đức vào và chăm sóc. Lúc bấy giờ chủ yếu để tạo cảnh quan và trưng trong dịp Tết Nguyên đán. Nhờ trồng và được chăm sóc tốt đúng kỹ thuật nên mai lớn nhanh, sau vài năm có nhiều người chơi kiểng và thương lái tìm đến hỏi mua, thấy được giá nên anh bán dần vườn mai của gia đình. Cứ mỗi khi bán được cây nào thì anh lại mua chậu trồng cây khác ngay phần đất trống. Thấy cây mai vàng cho lợi nhuận cao và dễ chăm sóc, anh sang tỉnh Long An mua phôi cây về tiếp tục nuôi vì lượng mai giống số lượng nhiều và giá cả hợp lý. Nếu chăm sóc đúng kỹ thuật thì mỗi gốc mai qua chăm sóc được 1 năm cho lợi nhuận khoảng 1 triệu đồng.

 

Anh Trung chăm sóc vườn mai.

 

Nhận thấy triển vọng từ mô hình này, trong thời gian qua anh cũng hướng dẫn bạn bè về kỹ thuật chăm sóc cây cảnh, cách “nuôi” phôi, kỹ thuật cắt cành, uốn, sửa cành, tạo dáng,… Đồng thời anh hỗ trợ nguồn cây giống và đầu ra cho sản phẩm. Đầu năm 2018, anh bắt đầu chuyển sang kinh doanh mai vàng tại vườn và cung cấp cây thành phẩm cho các lái kiểng ở Vũng Tàu. Anh Trung cho  rằng: Khi đời sống người dân ngày càng được nâng lên, thị hiếu của bà con cũng thích chơi hoa kiểng, nhất là cây mai vàng, biểu tượng của Tết hầu như nhà nào cũng có. Với giá mai vàng khoảng 2 đến 5 triệu đồng/cây thì người dân đủ khả năng mua về chưng trong 3 ngày Tết. Nếu tết có thời gian và thuê được mặt bằng để bán thì lợi nhuận sẽ nhiều hơn. Anh Trung chia sẻ: nếu ai có nhu cầu trồng mai vàng bán Tết hoặc chơi kiểng thì tôi sẽ hỗ trợ kỹ thuật, đầu ra cây giống và đầu ra cây thành phẩm. Nếu nuôi được 1 năm láy sẽ đến thu mua lời khoảng 1 triệu còn người nào có công hoặc đều kiện bán chợ thì lời khoảng 2 triệu đến 2 triệu mấy đồng/cây tùy theo cây đẹp xấu. Nói chung làm này cũng nhàn vì mỗi tuần chúng ta bỏ ra khoảng 1 buổi để chăm sóc còn mấy ngày còn lại đi làm việc khác. Trồng mai vàng này rất phù hợp với những hộ có vài ba trăm mét vuông đất và có công việc làm thêm. Khi mua về trộn tro trấu, mụn dừa, phân hữu cơ, lân và kết hợp phân vi lượng cho cây vào chậu. Thời gian mới cho cây vào chậu không cần tưới nước nhiều vì cây lúc này không cần nước và bộ rễ còn yếu nên bổ sung kích thích rễ cho cây. Mỗi cây đặt cách nhau 1,5m x 1,5m, sau khoảng 6 tháng thì cho cây cách khoảng 3mx3m. Khi cây ra đọt non khoảng 6 đến 7 lá thì bấm bỏ chỉ để lại 3 lá, cứ bấm tiếp trục trong quá trình chăm sóc. Cách bấm đọt như vậy thì cây ra cành nhiều và Tết sẽ cho bông nhiều hơn để phát triển tự nhiên.

 

Với mô hình này, mỗi năm đem về thu nhập cho gia đình anh Trung hàng trăm triệu đồng. Hàng năm, ngoài những gốc mai tự ghép từ phôi, anh chuẩn bị phục vụ thị trường Tết Nguyên đán khoảng 100 gốc mai tàng thông. Anh nhận thấy, mô hình này không chỉ đem lại nguồn thu nhập cao và ổn định cho gia đình anh mà đối với những hộ có diện tích đất ít, ít thời gian vẫn chăm sóc được cây mai vàng. Anh Trung cho biết: cây mai vàng chủ yếu là tưới nước đều đặng mỗi ngày một lần và tưới phân phun thuốc từ 7 đến 10 ngày/lần. Mùa nắng phải trữ nước ngọt để tưới vì cây mai vàng trong chậu rất nhạy mặn. Hạn mặn như năm nay thì cứ bình quân 100 cây thì tôi phải đổi khoảng 4 triệu tiền nước ngọt để tưới nếu trữ ngọt được thì đỡ tốn tiền đổi nước. Mỗi năm tôi làm như thế này thì tới Tết bán lời cũng được triệu, triệu mấy.

 

Đây là mô hình trồng mai vàng đầu tiên và có hiệu quả ở xã Thuận Điền. Ông Lê Văn Nghĩa Em - Chủ tịch Hội Nông dân xã Thuận Điền cho biết: Trong thời gian qua tôi thấy mô hình trồng cây mai vàng của anh Lê Thành Trung rất là hiệu quả. Anh Trung có diện tích đất ít nhưng tận dụng phần đất trống quanh nhà để nuôi và mua bán mai vàng. Trong thời gian tới, chính quyền địa phương và các hội, đoàn thể xã sẽ nhân rộng mô hình này để các hộ khác cùng phát triển kinh tế tăng thu nhập.

 

Dự kiến anh sẽ phối hợp mở lớp tập huấn cho Câu lạc bộ sinh vật cảnh, quy tụ các nhà vườn, người chơi kiểng cùng nhau trao đổi kinh nghiệm, kỹ thuật, cũng như tạo điều kiện thuận lợi để tham gia các Hội thi sinh vật cảnh những nơi khác. Từ đó, mở rộng thị trường giao lưu, mua bán, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Nâng cao năng suất nuôi tôm rừng và tôm quảng canh
• Bến Tre nỗ lực thực hiện sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia
• Công nghệ khí hậu-xu hướng công nghệ trong năm 2024
• Thành quả của Trung tâm điều hành thông minh sau một năm vận hành
• Bến Tre tập trung đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong xây dựng nông thôn mới
• Tiêu sợi huyết - phương pháp vàng trong cấp cứu đột quỵ
• Hoa hậu chuyên nuôi tôm công nghệ cao Phan Thị Mỹ Linh
• Hiệu quả từ mô hình phục hồi vườn dừa bị thiệt hại do dịch hại sâu đầu đen
• Quy trình phòng chống hạn mặn trong chăn nuôi
• Đẩy mạnh phát triển vườn dừa hữu cơ, kinh tế hợp tác trong ngành dừa trên địa bàn tỉnh
• Các chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp huyện Thạnh Phú đạt nhiều thành quả nổi bật
• Giồng Trôm xây dựng vùng sản xuất tập trung gắn với hoàn thiện chuỗi giá trị dừa
• Mỏ Cày Nam ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo trong chuyển đổi số và đào tạo nhân lực trong nông nghiệp, nông thôn
• Tăng thu nhập nhờ mạnh dạn đa dạng hóa đối tượng nuôi
• Quản lý bệnh héo xanh trên cúc mâm xôi