Nghiệm thu đề tài Marketing địa phương tỉnh Bến Tre

Đề tài “Marketing địa phương tỉnh Bến Tre” do PGS. TS Hà Nam Khánh Giao-Trường Đại học Tài chính Marketing TP Hồ Chí Minh làm chủ nhiệm vừa được Hội đồng KH&CN chuyên ngành tỉnh nghiệm thu ngày 14/11/2013.

Mục tiêu cụ thể của đề tài là Xác định và đánh giá tiềm năng, lợi thế và thực trạng đầu tư, xuất khẩu du lịch và dân cư; phân tích và đánh giá những hoạt động marketing các lĩnh vực trên nhằm tìm ra những vấn đề cơ bản phải giải quyết để cải thiện toàn diện môi trường kinh tế xã hội của tỉnh Bến Tre; Đề ra các định hướng, kế hoạch và giải pháp mang tính gợi ý và ban đầu về marketing địa phương nhằm góp phần phát triển kinh tế tỉnh Bến Tre.

Hiện nay, Marketing địa phương vẫn còn khá mới mẻ đối với nhiều địa phương mặc dù một số hoạt động Marketing đã được triển khai qua các lĩnh vực như thu hút đầu tư, du lịch,… Để phát triển kinh tế từng địa phương, mỗi địa phương phải có chiến lược Marketing riêng và đảm bảo cơ sở thực tiễn, khoa học. Thông qua đề tài nhóm tác giả đã khảo sát 24 yếu tố ở địa phương thuộc 3 nhóm: cơ sở hạ tầng, thắng cảnh, con người nhóm tác giả xác định Bến Tre có 11 yếu tố xếp loại khá và xuất sắc, 9 yếu tố trung bình và 4 yếu tố kém. Từ kết quả khảo sát trên cho thấy, Bến Tre ở mức hấp dẫn trung bình. Mặc dù Bến Tre có các hình tượng nổi bật dựa trên lợi thế có sẵn: sự thanh bình, xanh; các cù lao xanh tươi trù phú; xứ dừa; vùng cửa sông MêKông và điểm đặc biệt khác là Quê hương Đồng Khởi, đội quân tóc dài nhưng chưa được phát huy đúng mức. Đây là những lợi thế sẵn có của Bến Tre thuận lợi cho du lịch, đầu tư các sản phẩm từ dừa, nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thuỷ sản, xuất khẩu từ đó thu hút dân cư đến với Bến Tre. Nhằm cải thiện, nhóm tác giả đã đưa ra chiến lược tổng thể Marketing địa phương tỉnh Bến Tre thời gian tới với 4 lĩnh vực: Đầu tư, Xuất khẩu, du lịch, dân cư. Để triển khai các chiến lược trên, nhóm nghiên cứu đưa ra 3 cấp độ để thực hiện đó là: cấp độ tỉnh; cấp độ lĩnh vực hay mảng; cấp độ huyện, thành phố. Mỗi lĩnh vực đều có kế hoạch, giải pháp cụ thể ứng với từng cấp độ để thực hiện.

Đề tài đạt mục tiêu, nội dung đề ra, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn cao được Hội đồng nghiệm thu và xếp loại khá. Để hoàn thiện hơn, Hội đồng cũng đề nghị nhóm tác giả chỉnh sửa bố cục trình bày cho hợp lý, bổ sung bảng tóm tắt kết quả nghiên cứu, bên cạnh đó còn một số số liệu chưa cập nhật mới cần bổ sung.

Kim Tuyền

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Bến Tre phát triển giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng
• Nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của kênh, rạch, mương trong chăn nuôi heo tại huyện Mỏ Cày Nam”
• Kiểm định huyết áp kế tại tỉnh Bến Tre
• Thành lập hội đồng quốc gia về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo
• Nghiệm thu đề tài “Điều tra thực trạng, đánh giá chế độ dòng chảy, xu thế diễn biến các bãi bồi, cồn nổi ven sông và đề xuất giải pháp khai thác tổng hợp”
• Lãnh đạo tỉnh tiếp và làm việc với đoàn công tác UBND TP. Cần Thơ về việc biên soạn Địa phương chí tỉnh Bến Tre
• Tiếp và làm việc đoàn công tác Bộ phận đại diện khoa học và công nghệ (KH&CN) tại Đài Loan (Trung Quốc), Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ - Bộ KH&CN
• Nghiệm thu đề tài “Tạo lập, quản lý, và phát triển chỉ dẫn địa lý “Thạnh Phú” cho sản phẩm gạo của huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo “Góp ý Quy trình kỹ thuật ương thuần dưỡng và nuôi thương phẩm cá bông lau trong ao đất tại Bến Tre”
• Nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu thực trạng sụt lún, ngập úng và đề xuất giải pháp thích ứng tại xã đảo Hưng Phong, huyện Giồng Trôm”
• Quy định quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa
• Nghiệm thu đề tài “Khảo sát sự lưu hành của virus và đánh giá đáp ứng miễn dịch sau khi tiêm phòng vaccine viêm da nổi cục trên bò tại Bến Tre”
• Hội thảo “Một số giải pháp xây dựng sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo đề tài “Nghiên cứu quy trình công nghệ và hệ thống thiết bị sơ chế, xử lý và bảo quản quả bưởi tươi phục vụ nội tiêu và xuất khẩu”
• Hội thảo đề tài “Nghiên cứu đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của kênh, rạch, mương trong chăn nuôi heo tại huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre”