Tập huấn hướng dẫn nhận diện, phân tích và giải quyết rủi ro theo TCVN 9001:2015 trong cơ quan hành chính nhà nước

Trong thời gian qua, việc xây dựng và áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng (HTQLCL) theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2015 tại các cơ quan hành chính nhà nước đã trở thành công cụ quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả cho công tác cải cách hành chính của tỉnh.

 

Đến nay, toàn tỉnh đảm bảo 100% cơ quan hành chính từ cấp tỉnh đến cấp xã áp dụng và công bố HTQLCL theo đúng quy định. Về cơ bản, việc áp dụng ISO đã mang lại hiệu quả tích cực cho các cơ quan trong việc kiểm soát toàn bộ quá trình giải quyết công việc thông qua các quy trình ISO, tạo phương pháp làm việc khoa học hơn cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức góp phần nâng cao chất lượng của dịch vụ công.

 

Ông Võ Văn Truyền - Phó Giám đốc Sở KH&CN phát biểu khai mạc lớp tập huấn.

 

Mặc dù, các cơ quan đã áp dụng HTQLCL theo phiên bản 2015 bắt đầu từ năm 2018 đến nay nhưng vẫn còn gặp khó khăn trong việc nhận diện các rủi ro tại cơ quan, đơn vị công tác. Được sự đồng ý của Ủy ban nhân dân tỉnh tại Công văn số 5801/UBND-KT ngày 14/9/2022 về việc đồng ý chủ trương tổ chức tập huấn về hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015 năm 2022. Ngày 18/9/2022, Sở Khoa học và Công nghệ đã chủ trì, phối hợp với Trung tâm Hỗ trợ Phát triển Doanh nghiệp vừa và nhỏ 2 tổ chức lớp tập huấn Hướng dẫn nhận diện, phân tích và giải quyết rủi ro theo TCVN ISO 9001:2015 trong cơ quan hành chính nhà nước”.


Tham dự lớp tập huấn có hơn 150 đại biểu là đại diện lãnh đạo, các chuyên viên đã tham gia hoạt động áp dụng HTQLCL của các sở ban ngành, UBND các huyện, xã, thành phố. Lớp tập huấn diễn ra trong 02 ngày từ ngày 18 đến 19 tháng 10 năm 2022.

 

Ông Trầm Văn Ngà - Chuyên gia tư vấn đào tạo TT Hỗ trợ Phát triển DN vừa và nhỏ 2 hướng dẫn tại lớp tập huấn.

Quang cảnh lớp tập huấn.

 

Lớp tập huấn được tổ chức với mục đích giúp các đại biểu bồi dưỡng thêm về nhận diện, đánh giá và giải quyết rủi ro HTQLCL theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015, đào tạo các kỹ năng cho thư ký ISO tại các cơ quan hành chính trên địa bàn tỉnh, góp phần nâng cao hiệu quả cho hoạt động duy trì và cải tiến HTQLCL.

 

Nội dung lớp tập huấn gồm: Nhận thức về TCVN ISO 9001:2015; Sự khác biệt của TCVN ISO 9001:2015 so với TCVN ISO 9001:2008; Khái niệm liên quan đến rủi ro theo TCVN ISO 31000 và TCVN ISO 9001:2015; Giới thiệu Mô hình khung hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015; Các phương pháp nhận diện, phân tích và giải quyết rủi ro.

 

Thực tiễn cho thấy là việc áp dụng HTQLCL theo tiêu chuẩn ISO là sự bổ sung hợp lý, cụ thể hóa thêm một bước, hoàn thiện quy trình tiếp nhận và giải quyết hồ sơ theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông, qua phân tích một số nội dung sau:

 

- Quy trình mang tính hệ thống từ tiếp nhận đầu vào đến quá trình xử lý và kết quả đầu ra của một công việc, một loại thủ tục cụ thể nào đó.

 

- Xác định rõ trách nhiệm cụ thể của từng công chức có liên quan đến quá trình xử lý và phối hợp xử lý công việc, hồ sơ của tổ chức, cá nhân.

 

- Xác định rõ thời gian cụ thể cho mỗi bước, mỗi công chức khi tham gia thực hiện một thủ tục hành chính phải làm những công việc gì, thời gian để xử lý cho từng bước trong bao lâu.

 

Sau khóa tập huấn, các công chức tại các cơ quan hành chính nhận biết được những thay đổi của Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 so với Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9001:2015 và có thể thực hiện việc chuyển đổi áp dụng HTQLCL từ TCVN ISO 9001:2008 sang TCVN ISO 9001:2015. Qua đó, các công chức nhận thấy điểm ưu việt của phiên bản mới này yêu cầu phân tích được bối cảnh của tổ chức, từ đó giúp tổ chức nhận diện và kiểm soát tốt các rủi ro nhằm đưa ra các định hướng chiến lược phù hợp cho từng giai đoạn, bên cạnh đó giúp các tổ chức áp dụng một cách linh hoạt và tinh gọn về mặt hệ thống đáp ứng ngày càng cao sự hài lòng của người dân khi đến cơ quan hành chính Nhà nước.

 

Với việc triển khai áp dụng tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2015 thay thế tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 tại các cơ quan hành chính nhằm từng bước cải cách nền hành chính, hệ thống hóa quá trình xử lý công việc hợp lý, khoa học, phù hợp với quy định của pháp luật. Tạo điều kiện để người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước kiểm soát được quá trình giải quyết công việc, góp phần tích cực trong việc thực hiện cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông”. Và quan trọng hơn là chất lượng, hiệu quả công tác quản lý và cung cấp dịch vụ hành chính được nâng cao; tạo dựng được lòng tin và sự hài lòng của người dân, tạo môi trường làm việc khoa học. Qua đó, làm chuyển biến căn bản tác phong, lề lối làm việc của cán bộ, công chức trong thực thi nhiệm vụ.

 


 

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Thái Lan sắp ban hành tiêu chuẩn cho sầu riêng xuất khẩu
• EU thông qua luật hạn chế khí thải methane từ dầu mỏ, khí đốt và than đá
• Xuất khẩu tôm sang Hàn Quốc hẹp đường vì cơ chế hạn ngạch
• Quy định về quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa
• Thực phẩm
• Phụ gia thức ăn chăn nuôi
• Công nghiệp may mặc
• EU thông qua dự luật mới giảm rác thải bao bì, cấm đồ nhựa dùng một lần
• Chanh leo Việt Nam đang tiến gần hơn đến thị trường Australia
• Thông tin về Giấy Chứng thư khi xuất khẩu thủy sản sang Israel
• Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bến xe hàng
• Dụng cụ, hộp đựng và bao bì thực phẩm
• Công nghệ thực phẩm
• Thức ăn thủy sản
• Các chất khử trùng dùng để làm sạch thực phẩm