Thạnh Phú phát triển doanh nghiệp, hộ kinh doanh dựa vào 3 trụ cột chính

Qua hơn 07 năm triển khai Chương trình Chương trình Đồng Khởi Khởi nghiệp và Phát triển doanh nghiệp với phương châm “năng động - đổi mới - sáng tạo” và sự quyết tâm, nỗ lực của cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở, sự đồng thuận, tham gia tích cực của Nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp, Thạnh Phú đã đạt được những kết quả to lớn, góp phần thay đổi bộ mặt kinh tế xã hội tại huyện. 

 

Lãnh đạo tỉnh và 2 huyện Thạnh Phú, Mỏ Cày Nam chủ trì hội nghị phát triển doanh nghiệp năm 2023 diễn ra tại huyện Thạnh Phú vào tháng 5/2023. Ảnh: Minh Mừng.

 

Nhận thức của cán bộ, đảng viên về Chương trình “Đồng Khởi khởi nghiệp” ngày càng được nâng lên; các cuộc thi “Ý tưởng, dự án khởi nghiệp” đạt kết quả tốt, nhiều ý tưởng, dự án của huyện đạt giải cao trong các cuộc thi cấp khu vực và cấp tỉnh như Dự án hệ thống nuôi tôm thông minh của Anh Đào Phước Xoàn (Giải 3 cuộc thi “Tìm kiếm tài năng khởi nghiệp sáng tạo vùng đồng bằng sông Cửu Long năm 2018”, giải nhất cuộc thi “Ý tưởng khởi nghiệp tỉnh Bến Tre lần II năm 2018”), ý tưởng Kinh doanh đồ dùng mầm non online của Chị Phạm Thị Thanh Thảo (giải nhất cuộc thi “Ý tưởng khởi nghiệp tỉnh Bến Tre lần IV, năm 2020)… Số doanh nghiệp, hộ kinh doanh thành lập mới hàng năm tăng khá mạnh, đến nay toàn huyện có 420 doanh nghiệp và đơn vị trực thuộc, 3.980 hộ kinh doanh cá thể, 20 hợp tác xã; đa số các hộ kinh doanh cá thể chuyển lên doanh nghiệp hoạt động tốt hơn so với thời điểm chưa chuyển đổi.

 

Ông Lâm Khắc Huy – đại diện Công ty TNHH MTV Vật liệu Xây dựng Lâm Huệ, xã Thạnh Hải cho biết, thời gian qua, được sự quan tâm của Ủy ban nhân dân huyện và các phòng chuyên môn của huyện, Công ty đã mạnh dạn chuyển đổi mô hình từ hộ kinh doanh lên doanh nghiệp, qua đó cũng đã nhận được một số chính sách hỗ trợ của nhà nước về chi phí thành lập và công bố thông tin công ty, chuyển đổi số, hóa đơn điện tử... Thời gian đầu, mặc dù còn nhiều khó khăn do chuyển đổi mô hình quản lý nhưng từng bước đã đi vào nề nếp; công tác quản lý doanh nghiệp bày bản và hiệu quả hơn trước, thị trường ngày càng được mở rộng. Sau đại dịch Covid-19, Công ty đã dần phục hồi và ổn định sản xuất. Nói về một số ưu điểm nổi bật của mô hình doanh nghiệp so với hộ kinh doanh, ông Lâm Khắc Huy cho hay: “Hộ kinh doanh khi chuyển lên loại hình doanh nghiệp sẽ được các quyền lợi và chính sách ưu đãi, hỗ trợ hơn như: được hỗ trợ đăng ký nhãn hiệu, quảng bá thương hiệu; hợp đồng bao tiêu với nông dân; hợp đồng xuất khẩu; vay vốn ngân hàng lãi suất ưu đãi với mức vay cao hơn, theo yêu cầu dự án đầu tư mở rộng sản xuất, mở rộng thị trường. Bên cạnh đó, hộ sản xuất kinh doanh chuyển lên doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp khởi nghiệp sẽ được hưởng nhiều chính sách ưu đãi của tỉnh”.

 

Hơn 7 năm qua, số lượng nhà đầu tư đến tìm hiểu cơ hội đầu tư và được cấp chứng nhận đầu tư tăng và một số dự án đã được triển khai. Nhà máy điện gió số 5 - Tân Hoàn Cầu đã hoàn thành, đóng điện thương mại vào cuối năm 2021; Nhà máy điện gió Nexif Energy, điện gió Thanh Phong đang trong quá trình thực hiện và dự kiến hòa lưới trong năm 2023; Dự án Nhà máy xử lý chất thải rắn Rồng Xanh đang lập thủ tục thu hồi và giao đất giai đoạn 2; Dự án Khu dân cư Thị trấn Thạnh Phú đang trong giai đoạn hoàn thiện... Các hoạt động hỗ trợ phục hồi, tái sản xuất được khẩn trương triển khai nhằm giúp các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh khôi phục dần và từng bước cải thiện năng lực sản xuất sau dịch bệnh Covid-19. Đến nay, các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh đã hoạt động trở lại trong trạng thái bình thường mới, các chuỗi liên kết cung ứng hàng hóa dần được phục hồi.

 

Mô hình sản xuất bánh tráng rế tại doanh nghiệp Vinh Phước Hưng, xã An Qui.

Ảnh: Minh Mừng.

 

Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Mai Văn Hùng cho biết, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra mạnh mẽ, lan rộng trên toàn thế giới, tác động mạnh mẽ đến sản xuất và tiêu dùng, thay đổi thói quen của người dân, đòi hỏi doanh nghiệp phải thích ứng, hiện đại hóa từ máy móc đến công tác quản lý. Cơ hội của tỉnh Bến Tre nói chung và huyện Thạnh Phú nói riêng ở cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 này là rất lớn, đòi hỏi huyện phải chuẩn bị nghiêm túc, toàn diện; phải luôn cập nhật, đổi mới chính sách phù hợp với tốc độ phát triển của xã hội theo hướng có trọng tâm, trọng điểm; liên tục bồi dưỡng xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo bền vững, một đội ngũ doanh nghiệp, hộ kinh doanh nồng cốt có sức chống chịu và khả năng tiếp thu, ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật để nắm bắt được cơ hội phát triển.

 

Theo Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Mai Văn Hùng, trong thời gian tới huyện Thạnh Phú xác định 03 trụ cột chính để tiếp tục phát triển doanh nghiệp, hộ kinh doanh tại huyện. Thứ nhất, “xây dựng Thạnh Phú thành địa phương khởi nghiệp”. Nâng cao hiệu quả các cuộc thi tìm kiếm ý tưởng, dự án khởi nghiệp đảm bảo đồng bộ, kịp thời, đổi mới; đa dạng hóa hình thức tương tác, đối thoại, tiếp xúc giữa chính quyền và doanh nghiệp, nâng cao vai trò của các Hội Doanh nghiệp huyện trong góp ý xây dựng và phản biện chính sách; gắn kết với Không gian đổi mới sáng tạo Mekong của Sở Kế hoạch và Đầu tư để thực hiện một số hoạt động trải nghiệm, tập huấn, tham quan cho học sinh và đối tượng khởi nghiệp trên địa bàn; điều tra, đánh giá hiện trạng hoạt động của hộ kinh doanh, các cơ sở trực thuộc doanh nghiệp; phân nhóm đối tượng có khả năng chuyển lên doanh nghiệp để tổ chức công tác tuyên truyền, đối thoại, vận động chuyển đổi lên doanh nghiệp. 

 

Thứ hai, “tập trung xây dựng và phát triển đội ngũ doanh nghiệp, doanh nhân”. Mục tiêu đến năm 2025, phát triển mới 400-450 doanh nghiệp. Hỗ trợ thúc đẩy chuyển đổi số trong doanh nghiệp thông qua tích hợp, ứng dụng công nghệ số để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực và lợi thế cạnh tranh, tạo ra các giá trị mới cho doanh nghiệp. Phấn đấu đến năm 2025, 100% doanh nghiệp trên địa bàn huyện nâng cao nhận thức về chuyển đổi số, hỗ trợ chuyển đổi số cho 100 doanh nghiệp; hình thành được các cụm liên kết ngành chủ yếu: Chế biến thủy sản, du lịch, nông nghiệp công nghệ cao, công nghiệp.

 

Thứ ba, “phát triển khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo”. Hỗ trợ nâng cao năng lực, nền tảng ban đầu về đổi mới sáng tạo cho ít nhất 80 doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực (du lịch, nông nghiệp công nghệ cao, logistic, sản phẩm OCOP...). Hỗ trợ doanh nghiệp tham gia xây dựng, áp dụng và chứng nhận các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, chứng nhận sản phẩm hữu cơ, hệ thống truy xuất nguồn gốc, xây dựng tiêu chuẩn, cơ sở thử nghiệm, giám định, kiểm định, chứng nhận chất lượng sản phẩm, hàng hóa; hỗ trợ để hình thành và phát triển được 01 doanh nghiệp khoa học công nghệ….

 

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp
• Tổ chức Ngày hội Thanh niên khởi nghiệp tỉnh Bến Tre năm 2024
• Bộ Khoa học và Công nghệ công bố chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương năm 2023
• Phát động tham gia Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Bến Tre lần thứ X
• Phát triển sản phẩm OCOP Bến Tre 2024
• Hội nghị Tổng kết Chương trình Mỗi xã một sản phẩm và trao chứng nhận đối với sản phẩm OCOP đạt 3 sao năm 2023
• Giồng Trôm: Lễ công bố xã Tân Hào đạt chuẩn nông thôn mới
• Xây dựng nông thôn mới mang lại lợi ích thiết thực cho người dân trên địa bàn xã Hòa Lợi
• Khai mạc Ngày hội đổi mới sáng tạo tỉnh Bến Tre năm 2023 “Ben Tre Innovation day”
• Khởi nghiệp với mô hình dừa xiêm gọt trọc
• Tập huấn kiến thức về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cho thanh niên khởi nghiệp tại huyện Thạnh Phú
• Khởi nghiệp thành công với mô hình làm mứt mãng cầu xiêm
• Giồng Trôm gương phụ nữ khởi nghiệp với dừa xiêm xanh gọt trọc
• Giao Thạnh đạt nhiều kết quả từ Chương trình “Đồng Khởi khởi nghiệp và phát triển doanh nghiệp”
• Bến Tre triển khai thí điểm Bộ chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương