Khởi nghiệp với mô hình dừa xiêm gọt trọc

Trong những năm gần đây, phong trào Đồng khởi khởi nghiệp và phát triển doanh nghiệp đã và đang được lan tỏa rộng khắp và mang lại hiệu quả thiết thực trong việc phát huy tài nguyên bản địa, mang lại kinh tế ổn định cho nhiều gia đình. Trong đó có hộ chị Phan Thị Thanh Nhàn, ấp Phú Thuận, xã Quới Thành, huyện Châu Thành (Bến Tre) với mô hình dừa xiêm gọt trọc. 

 

Chị Phan Thị Thanh Nhàn đóng gói sản phẩm.

 

Với mong muốn mang laị nguồn kinh tế ổn định cho gia đình, hơn một năm trở lại đây, chị Phan Thị Thanh Nhàn không ngừng tìm tòi, học hỏi và nỗ lực vượt khó, vừa làm vừa rút kinh nghiệm và tích lũy phát triển mô hình.

 

Trao đổi với chúng tôi, chị Nhàn tâm sự: “Ban đầu, tôi chủ yếu đi lên thành phố bán dừa trái, nhưng khi tôi thấy người ta bán dừa trọc tôi nãy sinh ý tưởng mình cần làm như thế để chở số lượng nhiều hơn mà sản phẩm lại đẹp. Ban đầu, tôi tích góp được 10 triệu đồng làm vốn, tích lũy dần đến nay cũng được 30 triệu đồng, và mong muốn đưa cơ sở phát triển đi lên”.

 

Để sản phẩm đạt chất lượng đến tay người tiêu dùng, chị Nhàn đã lựa chọn dừa xiêm xanh và dừa xiêm đỏ không quá non, cũng không quá già, nhằm giúp trái dừa giữ được độ ngọt thanh của nước. Nguyên liệu chủ yếu được chị mua từ các hộ trồng dừa trong huyện Châu Thành. Với các công đoạn như: lột vỏ dừa, gọt xơ dừa, sấy khô tự nhiên, đóng gói… những trái dừa trọc được đưa đến người tiêu dùng đẹp mắt nhưng vẫn giữ được hương vị thơm ngon của dừa xiêm. Cứ thế, trung bình 1 tháng chị xuất ra thị trường khoảng 1.000-1.500 trái (chủ yếu thị trường tại Thành phố Hồ Chí Minh), sau khi trừ đi chi phí lợi nhuận không chỉ mang lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình, chị Nhàn còn góp phần giải quyết việc làm thường xuyên cho 10 lao động tại địa phương.

 

Chị Nhàn nói thêm: “Thời gian tới, tôi mong muốn đầu tư thêm máy móc sản xuất như: kho lạnh bảo quản, hầm xử lý nước thải,… Hiện tại sản phẩm của tôi đã đăng ký nhãn hiệu sản phẩm, thời gian tới tôi mong muốn mở rộng cơ sở, cải tiến bao bì, mẫu mã đưa sản phẩm ngày càng phát triển hơn.

 

Khởi nghiệp từ mô hình dừa xiêm gọt trọc của chị Phan Thị Thanh Nhàn đã góp phần gia tăng giá trị trái dừa tại Châu Thành nói riêng và tỉnh Bến Tre nói chung, mang hương vị mới cho người tiêu dùng. Mặc dù hiện nay, cơ sở vẫn còn khó khăn nhất định, nhưng hy vọng trong thời gian tới, chị Nhàn sẽ vững bước vượt khó khởi nghiệp thành công, mở rộng thị trường tiêu thụ, góp phần nâng cao giá trị cây dừa Bến Tre trong thời gian tới.

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp
• Tổ chức Ngày hội Thanh niên khởi nghiệp tỉnh Bến Tre năm 2024
• Bộ Khoa học và Công nghệ công bố chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương năm 2023
• Phát động tham gia Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Bến Tre lần thứ X
• Phát triển sản phẩm OCOP Bến Tre 2024
• Hội nghị Tổng kết Chương trình Mỗi xã một sản phẩm và trao chứng nhận đối với sản phẩm OCOP đạt 3 sao năm 2023
• Giồng Trôm: Lễ công bố xã Tân Hào đạt chuẩn nông thôn mới
• Xây dựng nông thôn mới mang lại lợi ích thiết thực cho người dân trên địa bàn xã Hòa Lợi
• Khai mạc Ngày hội đổi mới sáng tạo tỉnh Bến Tre năm 2023 “Ben Tre Innovation day”
• Thạnh Phú phát triển doanh nghiệp, hộ kinh doanh dựa vào 3 trụ cột chính
• Tập huấn kiến thức về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cho thanh niên khởi nghiệp tại huyện Thạnh Phú
• Khởi nghiệp thành công với mô hình làm mứt mãng cầu xiêm
• Giồng Trôm gương phụ nữ khởi nghiệp với dừa xiêm xanh gọt trọc
• Giao Thạnh đạt nhiều kết quả từ Chương trình “Đồng Khởi khởi nghiệp và phát triển doanh nghiệp”
• Bến Tre triển khai thí điểm Bộ chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương