Ứng dụng khoa học kỹ thuật lai tạo thành công trên đàn bò tại Ba Tri

Ngày 25/02/2014, Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với Trung tâm Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao kiểm tra đề tài “So sánh con lai F1 giữa các giống bò Brahman, Red Angus, lai Sind trên đàn bò nền địa phương và xây dựng mô hình chăn nuôi bò thịt chất lượng cao tại huyện Ba Tri”. Đề tài thực hiện các nội dung chính lai tạo và đánh giá giữa các con lai. Bốn công thức lai được áp dụng trong đề tài:
 

- Công thức 1: Sử dụng tinh đông lạnh bò Brahman với bò cái nền lai Sind.

- Công thức 2: Sử dụng tinh đông lạnh bò Red Angus với bò cái nền lai Sind.

- Công thức 3: Sử dụng tinh đông lạnh bò đực Red Angus phân biệt giới tính với bò cái nền lai Sind.

- Công thức 4: Bò đực giống lai Sind phối trực tiếp với bò cái nền địa phương.

bc                                             Bò Brahman cái, nặng 400kg, 26 tháng.

Qua kiểm tra thực tế tại bốn hộ thực hiện mô hình của đề tài tại ba xã Phú Lễ, xã Phước Tuy và xã Tân Xuân huyện Ba Tri. Hộ ông Nguyễn Trọng Liêm và ông Lê Văn Hải, xã Phú Lễ, huyện Ba Tri thực hiện công thức lai 3 (sử dụng tinh đông lạnh bò đực Red Angus phân biệt giới tính x bò cái nền lai Sind) bò mẹ đậu thai và sinh ra bò Red Angus đực, tại thời điểm kiểm tra bò 18 tháng tuổi cân nặng 450 kg, bò phát triển rất tốt, dễ ăn và tăng trọng nhanh hơn so với bò địa phương. Hộ bà Võ Thị Hồng Bế, xã Phước Tuy, huyện Ba Tri thực hiện công thức lai 2 (sử dụng tinh đông lạnh bò Red Angus x bò cái nền lai Sind) bò mẹ đậu thai và sinh ra bò Red Angus cái, tại thời điểm kiểm tra bò 26 tháng cân nặng 400 kg, bò phát triển tốt và đang mang thai. Hộ ông Nguyễn Văn Hòa, xã Tân Xuân, huyện Ba Tri thực hiện công thức 1 (sử dụng tinh đông lạnh bò Brahman x bò cái nền lai Sind) bò mẹ đậu thai và sinh ra bò Brahman cái, tại thời điểm kiểm tra bò 26 tháng cân nặng 400 kg, bò phát triển tốt và đã đẻ một bê con.

 

bd                                Bò Red Angus đực (phân biệt giới tính) nặng 450kg, 18 tháng.

Đề tài đang ở giai đoạn chuẩn bị nghiệm thu kết thúc đề tài, người dân địa phương có nhu cầu sử dụng tinh bò Red Angus phân biệt giới tính đực, tinh bò Red Angus, tinh bò Brahman rất lớn, để phối trên bò cái nền lai Sind nhằm cải tạo chất lượng đàn bò. Như thế khả năng nhân rộng kết quả đề tài này rất cao vì bò tăng trọng nhanh, bán giá cao so với bò địa phương, thương lái thích mua, mang lại nguồn thu nhập cao cho người dân.

Tường Khanh

Sở Khoa học và Công nghệ

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Bến Tre phát triển giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng
• Nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của kênh, rạch, mương trong chăn nuôi heo tại huyện Mỏ Cày Nam”
• Kiểm định huyết áp kế tại tỉnh Bến Tre
• Thành lập hội đồng quốc gia về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo
• Nghiệm thu đề tài “Điều tra thực trạng, đánh giá chế độ dòng chảy, xu thế diễn biến các bãi bồi, cồn nổi ven sông và đề xuất giải pháp khai thác tổng hợp”
• Lãnh đạo tỉnh tiếp và làm việc với đoàn công tác UBND TP. Cần Thơ về việc biên soạn Địa phương chí tỉnh Bến Tre
• Tiếp và làm việc đoàn công tác Bộ phận đại diện khoa học và công nghệ (KH&CN) tại Đài Loan (Trung Quốc), Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ - Bộ KH&CN
• Nghiệm thu đề tài “Tạo lập, quản lý, và phát triển chỉ dẫn địa lý “Thạnh Phú” cho sản phẩm gạo của huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo “Góp ý Quy trình kỹ thuật ương thuần dưỡng và nuôi thương phẩm cá bông lau trong ao đất tại Bến Tre”
• Nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu thực trạng sụt lún, ngập úng và đề xuất giải pháp thích ứng tại xã đảo Hưng Phong, huyện Giồng Trôm”
• Quy định quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa
• Nghiệm thu đề tài “Khảo sát sự lưu hành của virus và đánh giá đáp ứng miễn dịch sau khi tiêm phòng vaccine viêm da nổi cục trên bò tại Bến Tre”
• Hội thảo “Một số giải pháp xây dựng sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo đề tài “Nghiên cứu quy trình công nghệ và hệ thống thiết bị sơ chế, xử lý và bảo quản quả bưởi tươi phục vụ nội tiêu và xuất khẩu”
• Hội thảo đề tài “Nghiên cứu đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của kênh, rạch, mương trong chăn nuôi heo tại huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre”