Hiệu quả của phương pháp sử dụng Propofol trên bệnh nhân tăng áp lực nội sọ do chấn thương sọ não

Chấn thương sọ não là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong, tàn tật do chấn thương ở người bệnh thuộc nhiều nước trên thế giới đặc biệt lứa tuổi thành niên và nam giới, từ đó gây ra hậu quả nặng nề cho gia đình và xã hội. Do đó, trong những thập niên gần đây việc nghiên cứu về điều trị chấn thương sọ não nặng luôn mang tính thời sự, thu hút sự chú ý của các trung tâm y học lớn và đã có nhiều tiến bộ trong điều trị nhằm giảm tỷ lệ tử vong do chấn thương sọ não nặng. Trong đó “Nghiên cứu hiệu quả phương pháp sử dụng Propofol có kiểm soát nồng độ đích trên bệnh nhân tăng huyết áp nội sọ do chấn thương sọ não nặng” là đề tài do BS Phạm Văn Hiếu-Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu cùng nhóm cộng sự thực hiện được xem là một trong những phương pháp hiệu quả trong hồi sức chống tăng áp lực nội sọ ở bệnh nhân chấn thương sọ não nặng, góp phần hạ thấp tỷ lệ tử vong, tàn tật.

Theo nhóm thực hiện, Propofol là loại thuốc mê tĩnh mạch có tác dụng nhanh và được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Ở Việt Nam Propofol được sử dụng từ những năm 1990 trong nhiều nghiên cứu để gây mê với các phẫu thuật khác nhau và an thần. Trước đây, sử dụng Propofol bằng truyền tỉnh mạch, tiêm ngắt quảng hoặc bơm tiêm điện trong hồi sức bệnh nhân chấn thương sọ não nặng còn nhiều nhược điểm do không ổn định được nồng độ thuốc trong máu. Những năm gần đây sự phát triển vượt bậc trong nghiên cứu về dược động học của thuốc mê đã cho ra đời máy bơm tiêm điện có kiểm soát nồng độ đích (TCI)-là một hệ thống thuốc tiêm truyền có kiểm soát bằng phần mềm máy tính, nó cho phép các bác sĩ gây mê lựa chọn nồng độ thuốc gây mê cần đạt tới theo yêu cầu của phẫu thuật, và có thể dễ dàng kiểm soát độ mê bằng cách điều chỉnh thay đổi giá trị nồng độ thuốc trong máu hoặc cơ quan đích. Ngoài gây mê TCI còn được ứng dụng để an thần, giảm đau trong hồi sức. Kỹ thuật TCI phát triển để sử dụng các thuốc như: Propofol, Fentanyl,…

Trong đề tài này, đối tượng nghiên cứu là bệnh nhân bị chấn thương sọ não nặng, điều trị tại Khoa Gây mê hồi sức bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu từ tháng 10/2011-09/2013, có độ tuổi từ 15 đến 65, không phân biệt giới tính, có chỉ định theo dõi áp lực nội sọ sau phẫu thuật mở hộp sọ. Một số trường hợp không thuộc đối tượng nghiên cứu như: bệnh nhân có bệnh lý tăng áp lực nội sọ không do chấn thương, bệnh nhân không có chỉ định đo áp lực nội sọ hoặc bệnh nhân có tuổi đời 65, có tiền sử bệnh mãn tính (tiểu đường, suy tim, suy thận nặng). Kết quả nghiên cứu 38 bệnh nhân cho thấy, đa số nguyên nhân dẫn đến chấn thương sọ não do tai nạn giao thông chiếm 81,58%, còn lại do tai nạn lao động, sinh hoạt

Qua quá trình điều trị cho các bệnh nhân, nhóm thực hiện nhận thấy Propofol và Fetanyl TCI có điều chỉnh liều lượng thích hợp (0,73 ±0,15) trên bệnh nhân chấn thương sọ não nặng cải thiện được áp lực nội sọ, áp lực tưới máo não tăng tỷ lệ sống sót. Kết quả nghiên cứu nhóm thực hiện cũng khẳng định Propofol và Fetanyl TCI là phương pháp kiểm soát áp lực nội sọ một cách an toàn được thay thế cho các thuốc và phương pháp khác để an thần-giảm đau trong hồi sức bệnh nhân chấn thương sọ não nặng.

Từ kết quả của đề tài, nhóm thực hiện cũng đưa ra hướng phát triển của phương pháp này là cần áp dụng rộng hơn để điều trị cho bệnh nhân chấn thương sọ não nặng trước phẫu thuật hoặc không có chỉ định phẫu thuật, bệnh nhân tai biến mạch máo não.       

Theo đánh giá của các thành viên Hội đồng, đề tài đạt mục tiêu, nội dung đề ra, có tính khoa học, thực tiễn và tính nhân văn sâu sắc và được hội đồng thống nhất nghiệm thu.

Kim Tuyền

Trung tâm Thông tin KH&CN

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Bến Tre phát triển giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng
• Nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của kênh, rạch, mương trong chăn nuôi heo tại huyện Mỏ Cày Nam”
• Kiểm định huyết áp kế tại tỉnh Bến Tre
• Thành lập hội đồng quốc gia về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo
• Nghiệm thu đề tài “Điều tra thực trạng, đánh giá chế độ dòng chảy, xu thế diễn biến các bãi bồi, cồn nổi ven sông và đề xuất giải pháp khai thác tổng hợp”
• Lãnh đạo tỉnh tiếp và làm việc với đoàn công tác UBND TP. Cần Thơ về việc biên soạn Địa phương chí tỉnh Bến Tre
• Tiếp và làm việc đoàn công tác Bộ phận đại diện khoa học và công nghệ (KH&CN) tại Đài Loan (Trung Quốc), Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ - Bộ KH&CN
• Nghiệm thu đề tài “Tạo lập, quản lý, và phát triển chỉ dẫn địa lý “Thạnh Phú” cho sản phẩm gạo của huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo “Góp ý Quy trình kỹ thuật ương thuần dưỡng và nuôi thương phẩm cá bông lau trong ao đất tại Bến Tre”
• Nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu thực trạng sụt lún, ngập úng và đề xuất giải pháp thích ứng tại xã đảo Hưng Phong, huyện Giồng Trôm”
• Quy định quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa
• Nghiệm thu đề tài “Khảo sát sự lưu hành của virus và đánh giá đáp ứng miễn dịch sau khi tiêm phòng vaccine viêm da nổi cục trên bò tại Bến Tre”
• Hội thảo “Một số giải pháp xây dựng sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo đề tài “Nghiên cứu quy trình công nghệ và hệ thống thiết bị sơ chế, xử lý và bảo quản quả bưởi tươi phục vụ nội tiêu và xuất khẩu”
• Hội thảo đề tài “Nghiên cứu đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của kênh, rạch, mương trong chăn nuôi heo tại huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre”