Xây dựng mô hình khắc phục hiện tượng sượng trái sầu riêng trên địa bàn huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre

Ngày 16/5/2013, Sở Khoa học và Công nghệ đã tổ chức Hội đồng khoa học nghiệm thu dự án “Xây dựng mô hình khắc phục hiện tượng sượng trái sầu riêng trên địa bàn huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre” do ThS Bùi Thanh Liêm-Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Chợ Lách làm chủ nhiệm. Dự án thực hiện trong thời gian 24 tháng, với 72 hộ tham gia tổng diện tích 27,5 ha, tại 08 ấp của xã Sơn Định, Chợ Lách.

Dự án thực hiện với mục tiêu chuyển giao và thực hiện qui trình kỹ thuật khắc phục hiện tượng sượng trái sầu riêng cho 30 ha trên các giống với chỉ tiêu cụ thể là: giảm tỷ lệ sượng trái sầu riêng mongthon còn dưới 15% và sầu riêng sữa hạt lép 10%. Đào tạo 04 cán bộ kỹ thuật hỗ trợ thực hiện mô hình và 500 lượt nông dân tham gia dự án.

Hiện tượng trái sầu riêng bị sượng được xác định trong dự án này là sự giảm phẩm chất cơm sầu riêng khi chín thường có 03 dạng: cơm sầu riêng xuất hiện các điểm mềm nhão phía phần cùi trung tâm, cơm cứng từng mảng trắng, mùi vị nhạt nhẽo, chất lượng giảm; Cơm sầu riêng chín không đồng bộ, một phần hoặc đa số cơm bị cứng, pha lẫn vài vùng chín không đều, phẩm chất giảm nghiêm trọng; Cơm bị cháy đen dính vỏ, toàn bộ hoặc một phần cơm trở nên khô cứng, không còn ăn được. Từ đó làm chất lượng sản phẩm, hiệu quả kinh tế giảm đáng kể.

Sau 02 năm thực hiện, dự án đã đạt được các mục tiêu đề ra, kết quả đã tổ chức cho 2 cán bộ và 4 tổ trưởng tham gia đào tạo về kỹ thuật và các giải pháp khắc phục hiện tượng sượng trái sầu riêng tại Trường Đại học Cần Thơ. Bên cạnh đó, ban chủ nhiệm còn phối hợp với các ngành chuyên môn tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn cho các hộ thực hiện mô hình và các hộ trồng sầu riêng lân cận với 500 hộ tham gia. Qua đó, giúp nông dân tham gia dự án đã tiếp thu các kỹ thuật tiên tiến thông qua các lớp tập huấn, hội thảo,… nên yên tâm sản xuất, năng suất, phẩm chất trái luôn ổn định đạt bình quân 2-2,5 tấn/ha, tình trạng sượng trái giảm đáng kể. Cụ thể là vườn ông Huỳnh Văn Ngợi, trước đây tỷ lệ sượng trái trên 50%, sau khi tham gia dự án và thực hiện đúng qui trình kỹ thuật theo hướng dẫn, tỷ lệ sượng trái giảm còn dưới 3%. Tuy nhiên, diện tích tham gia dự án 27,5 ha, so với mục tiêu ban đầu là 30 ha do nhiều hộ đăng ký thực hiện nhưng khi thẩm tra thì các hộ đó sản xuất sầu riêng khổ qua xanh không thuộc đối tượng của dự án.

Dự án ứng dụng thành công vào thực tiễn và mang lại hiệu quả thiết thực về mặt kinh tế-xã hội cũng như khả năng nhân rộng của dự án đã được Hội đồng nghiệm thu và xếp loại khá. Qua đó, các thành viên trong hội đồng cũng đề nghị nhóm tác giả bổ sung một số vấn đề như: thực trạng về tình hình sượng trái trước và sau khi thực hiện dự án; bổ sung kết quả đào tạo và các buổi tổ chức hội thảo. Ngoài ra, cần lưu ý đề xuất, kiến nghị trong tổ chức nhân rộng đối với các ngành chức năng có liên quan.

Kim Tuyền

Trung tâm thông tin khoa học và công nghệ

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Bến Tre phát triển giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng
• Nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của kênh, rạch, mương trong chăn nuôi heo tại huyện Mỏ Cày Nam”
• Kiểm định huyết áp kế tại tỉnh Bến Tre
• Thành lập hội đồng quốc gia về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo
• Nghiệm thu đề tài “Điều tra thực trạng, đánh giá chế độ dòng chảy, xu thế diễn biến các bãi bồi, cồn nổi ven sông và đề xuất giải pháp khai thác tổng hợp”
• Lãnh đạo tỉnh tiếp và làm việc với đoàn công tác UBND TP. Cần Thơ về việc biên soạn Địa phương chí tỉnh Bến Tre
• Tiếp và làm việc đoàn công tác Bộ phận đại diện khoa học và công nghệ (KH&CN) tại Đài Loan (Trung Quốc), Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ - Bộ KH&CN
• Nghiệm thu đề tài “Tạo lập, quản lý, và phát triển chỉ dẫn địa lý “Thạnh Phú” cho sản phẩm gạo của huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo “Góp ý Quy trình kỹ thuật ương thuần dưỡng và nuôi thương phẩm cá bông lau trong ao đất tại Bến Tre”
• Nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu thực trạng sụt lún, ngập úng và đề xuất giải pháp thích ứng tại xã đảo Hưng Phong, huyện Giồng Trôm”
• Quy định quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa
• Nghiệm thu đề tài “Khảo sát sự lưu hành của virus và đánh giá đáp ứng miễn dịch sau khi tiêm phòng vaccine viêm da nổi cục trên bò tại Bến Tre”
• Hội thảo “Một số giải pháp xây dựng sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo đề tài “Nghiên cứu quy trình công nghệ và hệ thống thiết bị sơ chế, xử lý và bảo quản quả bưởi tươi phục vụ nội tiêu và xuất khẩu”
• Hội thảo đề tài “Nghiên cứu đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của kênh, rạch, mương trong chăn nuôi heo tại huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre”