Việt Nam - Đan Mạch: Hợp tác nghiên cứu khoa học theo phương thức mới

imageĐan Mạch cùng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) sẽ lựa chọn phương thức hợp tác nghiên cứu mới giữa hai nước trong giai đoạn tới. Việt Nam sẽ đưa ra trước những lĩnh vực và nhóm nghiên cứu dự kiến thực hiện chương trình hợp tác thí điểm cũng như tiến trình triển khai để mang lại kết quả tốt nhất.

Ông Peter Lysholt Hansen, Đại sứ Đan Mạch tại Việt Nam, trưởng đoàn cho biết phía Đan Mạch cùng Bộ KH&CN sẽ lựa chọn phương thức hợp tác nghiên cứu mới giữa hai nước trong giai đoạn tới. Việt Nam sẽ đưa ra trước những lĩnh vực và nhóm nghiên cứu dự kiến thực hiện chương trình hợp tác thí điểm cũng như tiến trình triển khai để mang lại kết quả tốt nhất.

Gs.Ts Holger Bernt Hansen, Chủ tịch Ủy ban tư vấn nghiên cứu Đan mạch cho biết: Việt Nam được chọn tham gia chương trình thí điểm hợp tác nghiên cứu bởi những ấn tượng tốt đẹp của nhóm chuyên gia tư vấn nghiên cứu Đan Mạch đến Việt Nam năm 2007 tìm hiểu năng lực nghiên cứu và cơ hội hợp tác nghiên cứu giữa hai nước. Kết quả thành công của chương trình thí điểm sẽ được nhân rộng. Sự hợp tác này sẽ mở ra một chương mới trong sự hợp tác nghiên cứu khoa học (NCKH) giữa hai nước.

Tại buổi làm việc, Bộ trưởng Bộ KH&CN Hoàng Văn Phong đánh giá cao thiện chí của Đoàn Chủ tịch Ủy Ban nghiên cứu tư vấn khoa học Đan Mạch và nhấn mạnh, những dự án hợp tác NCKH giữa 2 nước cần tập trung vào giải quyết những vấn đề thiết thực mà Việt Nam đang phải đối mặt. Những dự án nghiên cứu công nghệ chế biến có khả năng nâng cao giá trị hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam; Lĩnh vực mà Việt Nam đang tập trung ưu tiên là những giải pháp, công nghệ giúp Việt Nam thích ứng được với những ảnh hưởng từ hiện tượng biến đổi khí hậu, các lĩnh vực tự động hóa - cơ khí chế tạo. Cùng ngày, Đoàn đã có buổi làm việc với Thứ trưởng thường trực Bộ KH&CN Trần Quốc Thắng để cụ thể hóa và đi đến thống nhất những nội dung cơ bản của Chương trình hợp tác.

Dự kiến trong tháng 5/2008, một thỏa thuận hợp tác khung về hợp tác NCKH giữa 2 nước sẽ được ký kết trong 3 năm với khoảng 2 triệu USD/năm dành cho các chương trình thí điểm hàng năm. Dự kiến mỗi năm có thể thực hiện 3 dự án.

Theo Báo KH&PT

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Tỉnh ban hành kế hoạch đẩy mạnh hoạt động khoa học và công nghệ ngành chăn nuôi
• Bến Tre phát triển giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng
• Nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của kênh, rạch, mương trong chăn nuôi heo tại huyện Mỏ Cày Nam”
• Kiểm định huyết áp kế tại tỉnh Bến Tre
• Thành lập hội đồng quốc gia về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo
• Nghiệm thu đề tài “Điều tra thực trạng, đánh giá chế độ dòng chảy, xu thế diễn biến các bãi bồi, cồn nổi ven sông và đề xuất giải pháp khai thác tổng hợp”
• Lãnh đạo tỉnh tiếp và làm việc với đoàn công tác UBND TP. Cần Thơ về việc biên soạn Địa phương chí tỉnh Bến Tre
• Tiếp và làm việc đoàn công tác Bộ phận đại diện khoa học và công nghệ (KH&CN) tại Đài Loan (Trung Quốc), Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ - Bộ KH&CN
• Nghiệm thu đề tài “Tạo lập, quản lý, và phát triển chỉ dẫn địa lý “Thạnh Phú” cho sản phẩm gạo của huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo “Góp ý Quy trình kỹ thuật ương thuần dưỡng và nuôi thương phẩm cá bông lau trong ao đất tại Bến Tre”
• Nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu thực trạng sụt lún, ngập úng và đề xuất giải pháp thích ứng tại xã đảo Hưng Phong, huyện Giồng Trôm”
• Quy định quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa
• Nghiệm thu đề tài “Khảo sát sự lưu hành của virus và đánh giá đáp ứng miễn dịch sau khi tiêm phòng vaccine viêm da nổi cục trên bò tại Bến Tre”
• Hội thảo “Một số giải pháp xây dựng sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo đề tài “Nghiên cứu quy trình công nghệ và hệ thống thiết bị sơ chế, xử lý và bảo quản quả bưởi tươi phục vụ nội tiêu và xuất khẩu”