Kinh nghiệm của Hoa Kỳ trong thực thi Hiệp định TBT

imageTại Hội thảo Triển khai Hiệp định TBT - thực tiễn và kinh nghiệm ở Hoa Kỳ và Việt Nam do bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với dự án STAR - Việt Nam tổ chức, bà Helle Weeke, Cố vấn pháp luật của Dự án STAR - Việt Nam đã có bài tham luận về kinh nghiệm của Hoa Kỳ trong thực thi Hiệp định TBT.

Cơ cấu Hệ thống Hoa Kỳ gồm: ANSI - Điều phối viên khối tư nhân. Khối tư nhân bao gồm các tổ chức thành viên phi lợi nhuận, kinh phí từ các nguồn phí thành viên, bán các ấn phẩm, các chương trình được tài trợ và các khoản tài trợ định kỳ của Chính phủ. Các tổ chức xây dựng tiêu chuẩn (SDOs) ở Hoa Kỳ gồm: Các tổ chức tư nhân và thương mại, một số tổ chức được ANSI công nhận, trong đó có Viện Quốc gia về Tiêu chuẩn và công nghệ (Bộ Thương mại) phối hợp các hoạt động về tiêu chuẩn của các cơ quan liên bang và quy định các tiêu chuẩn đo lường hợp lệ, công nhận các phòng thí nghiệm.

Hoa Kỳ có trên 200 Tổ chức xây dựng tiêu chuẩn được ANSI công nhận, hoạt động trên cơ sở hợp tác để xây dựng các tiêu chuẩn đồng thuận, tự nguyện quốc gia và các Tiêu chuẩn Quốc gia Hoa Kỳ (ANS) với khoảng 10.000 tài liệu. Các Tổ chức xây dựng tiêu chuẩn được công nhận phải tuân thủ các thủ tục trong các yêu cầu thiết yếu của ANSI: Yêu cầu về thủ tục theo luật định đối với các tiêu chuẩn Quốc gia Hoa Kỳ khi xây dựng tiêu chuẩn. Đây là vấn đề cốt lõi bảo đảm rằng các ANS được xây dựng trong một môi trường có tính công bằng, có thể tiếp cận và phù hợp với các yêu cầu của rất nhiều đối tượng tham gia. Nó còn đảm bảo mọi bên quan tâm và bên chịu tác động đều có cơ hội tham gia quá trình xây dựng tiêu chuẩn. Ngoài ra nó còn bảo vệ và gìn giữ lợi ích chung vì SDOs được ANSI công nhận phải đáp ứng các yêu cầu của ANSI về tính mở, sự cân bằng, sự đồng thuận và các yêu cầu khác theo luật định.

Ở Hoa Kỳ các yếu tố quan trọng của thủ tục các tiêu chuẩn quốc gia bao gồm: Đồng thuận về tiêu chuẩn được đề xuất bởi một nhóm hoặc một cơ quan đồng thuận trong đó bao gồm đại diện của các bên quan tâm và các bên bị tác động nghiêm trọng. Đông đảo quần chúng xem xét và góp ý đối với dự thảo tiêu chuẩn. Xem xét và phản hồi lại các ý kiến đóng góp của các thành viên có quyền biểu quyết của tổ chức đồng thuận liên quan trình lên và của công chúng. Đưa những sửa đổi được phê chuẩn vào dự thảo tiêu chuẩn. Quyền khiếu kiện của bất kỳ ai tham gia nếu cho rằng các quy tắc về thủ tục theo quy định không được tuân thủ đầy đủ trong quá trình xây dựng tiêu chuẩn.

Hoa Kỳ có nhiều tổ chức xây dựng tiêu chuẩn, như: Cơ quan ASTM International, Viện Tiêu chuẩn quốc gia Hoa Kỳ, Hiệp hội kỹ sư cơ khí Hoa Kỳ, Phòng thử nghiệm kiểm định, Hiệp hội Phòng cháy Quốc gia, Hiệp hội kỹ sư ô tô, Hội đồng ngành Công nghệ thông tin...

Chính phủ Hoa Kỳ tham gia việc xây dựng tiêu chuẩn thông qua quy trình tự nguyện, đóng góp các yếu tố nền tảng kỹ thuật cho tiêu chuẩn và bảo vệ lợi ích quốc gia của Hoa Kỳ. Các cơ quan liên bang Hoa Kỳ phải: sử dụng các tiêu chuẩn đồng thuận, tự nguyện trong chừng mực cao nhất có thể, báo cáo về việc xây dựng các tiêu chuẩn chỉ xây dựng trong nội bộ cơ quan đó, tham gia xây dựng các tiêu chuẩn đồng thuận tự nguyện liên quan. Các quy định của Liên bang quy định các tiêu chuẩn (quy chuẩn kỹ thuật) đối với: an toàn thực phẩm; an toàn sức khoẻ và nơi làm việc; bảo vệ mạng lưới viễn thông; bảo vệ môi trường; thiết bị y tế và thuốc; sản phẩm tiêu dùng và hoạt động của sân bay, đường cao tốc và an toàn phương tiện giao thông.

Các quy chuẩn kỹ thuật Hoa Kỳ được xây dựng một cách  minh bạch. Đó là công bố thông báo về dự kiến xây dựng quy định trong sổ đăng ký liên bang. Thông báo phải bao gồm nguyên văn hoặc nội dung của quy định được đề xuất, thẩm quyền pháp lý để ban hành quy định và thời gian địa điểm cho công chúng tham gia góp ý. Cung cấp cho các bên quan tâm cả trong nước và ngoài nước cơ hội tham gia góp ý bằng văn bản đối với quy định được đề xuất. Cuối cùng quy trình góp ý cho phép các đối tượng quan tâm có cơ hội cung cấp cho cơ quan đó các thông tin để tăng cường hiểu biết của cơ quan đó về vấn đề chính. Ngoài ra còn tạo cơ hội để chất vấn các giả thuyết mà cơ quan đó đang tiến hành và chứng minh các giả thuyết đó là sai.

Đánh giá sự phù hợp tại Hoa Kỳ (CA): Hệ thống CA Hoa Kỳ rất phức tạp và sử dụng cộng tác giữa khối công/tư nhân để bảo đảm ý kiến đóng góp đầu vào của ngành liên quan và phù hợp với pháp luật liên bang. Hệ thống CA không mang tính tập trung, bao gồm việc tự công bố phù hợp đến việc xem xét của bên thứ ba (bên công nhận), nhằm mục đích tạo sự tin tưởng cao hơn của người tiêu dùng, công chúng và chủ lao động đối với chất lượng sản phẩm, dịch vụ hoặc hệ thống. Các lĩnh vực hoạt động chính của CA gồm: đo lường, lấy mẫu và thử nghiệm, giám định, chứng nhận về nhân sự và sản phẩm, đăng ký hệ thống quản lý (ISO 9000, ISO 14000...), công nhận phòng thử nghiệm, tổ chức chứng nhận, đăng ký, thừa nhận năng lực chương trình đánh giá sự phù hợp. Riêng hoạt động lấy mẫu và thử nghiệm ở Hoa Kỳ có nhiều tổ chức thực hiện, có thể do Chính phủ, trường đại học, nhà sản xuất hoặc phòng thí nghiệm độc lập, phòng thí nghiệm có thể hoạt động tại nhiều nước, có nhiều phòng thí nghiệm phục vụ nhiều lĩnh vực khác nhau...

Một phòng thí nghiệm ở Hoa Kỳ được công nhận có nghĩa là phòng thử nghiệm có năng lực thực hiện đúng các thử nghiệm và quy trình cụ thể, hầu hết các chương trình công nhận phòng thử nghiệm được thiết kế để đáp ứng các nhu cầu cụ thể, do vậy có sự biến thể rất lớn giữa các chương trình khác nhau của Hoa Kỳ. Việc công nhận phòng thí nghiệm ở Hoa Kỳ là một cơ chế để xác định xem các phòng thử nghiệm có năng lực thực hiện các thử nghiệm hoặc hiệu chuẩn cụ thể hay không, sự xác định trên được thực hiện bởi một tổ chức thứ ba, có thể là nhà nước hoặc tư nhân, nhưng không: Chứng nhận dữ liệu thử nghiệm, chứng nhận sản phẩm, điều hành chương trình chứng nhận và chứng nhận hệ thống quản lý. 

Theo tcvn.gov.vn

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Ý nghĩa 74 năm ngày đo lường việt nam (20/01/1950-20/01/2024)
• Sự thay đổi khái niệm kilogram và ý nghĩa đối với sự phát triển của khoa học và công nghệ
• Bến Tre đồng hành cùng doanh nghiệp tăng năng suất chất lượng
• Một số qui định về ghi nhãn hàng hóa
• Đề xuất trao tặng “Giải vàng GTCLQG năm 2019” cho Công ty Cổ phần Chế biến Dừa Á Châu
• Kiểm tra, phát hiện 05 cơ sở nước uống đóng chai vi phạm mã số mã vạch
• Hai doanh nghiệp Bến Tre đạt Giải thưởng Chất lượng Quốc gia năm 2013
• Kiểm tra nhãn và chất lượng hàng hóa phục vụ Tết Nguyên đán Giáp Ngọ 2014
• Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng sau hơn 1 năm thành lập và đi vào hoạt động
• Công tác kiểm tra hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 trong cơ quan hành chính nhà nước ở Bến Tre
• Thông tin cảnh báo về “Mũ bảo hiểm bơm hơi” chưa được chứng nhận hợp quy, không sử dụng cho người tham gia giao thông trên mô tô xe máy
• Công nghệ mã số mã vạch
• Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bến Tre đạt chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2000 chu kỳ 2
• Tình hình thực hiện áp dụng hệ thống QLCL theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 tại UBND phường 2 - Thị xã Bến Tre
• Vai trò của Đại diện lãnh đạo trong việc điều hành, áp dụng và cải tiến HTQLCL ISO 9001:2000 tại Sở Kế họach và Đầu tư