Tiêu chuẩn chất lượng, công cụ mở rộng thị trường cho doanh nghiệp Việt Nam

imageTrên thực tế, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đang có những vi phạm về chất lượng hàng hoá. Nếu vấn đề này không được cải thiện thì các doanh nghiệp khó mà nâng cao hiệu quả và mở rộng thị trường sau khi gia nhập WTO.

Tiêu chuẩn chất lượng (TCCL) với sự phát triển kinh tế - xã hội

TCCL là một trong những điều kiện để hội nhập kinh tế quốc tế đạt tới phát triển thịnh vượng, bền vững. Không thể nói một nền kinh tế phát triển nếu như sản phẩm, hàng hóa sản xuất phi tiêu chuẩn, chất lượng không đáp ứng nhu cầu khách hàng, thị trường và đời sống xã hội.

Thực hiện hài hòa tiêu chuẩn Việt Nam với tiêu chuẩn của các nước trong khu vực và trên thế giới (trong đó có việc áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế) là một trong những biện pháp hữu hiệu, tích cực để nâng cao khả năng cạnh tranh và hội nhập cho các doanh nghiệp Việt Nam.

Tiêu chuẩn quốc tế, với vai trò cốt yếu, đang được áp dụng rộng rãi cho các sản phẩm, dịch vụ và các quá trình của chuỗi cung ứng toàn cầu. Phạm vi của tiêu chuẩn hóa cũng không chỉ bó hẹp giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước mà còn mở rộng đến quy mô quốc gia (như hệ thống lưới điện) và toàn cầu (mạng công nghệ thông tin, viễn thông).

Ngoài việc liên kết các thị trường, tiêu chuẩn quốc tế còn là yêu cầu cần vươn tới đối với các nước đang phát triển và các nền kinh tế đang chuyển đổi trong việc ứng dụng các công nghệ tiên tiến nhằm gia tăng khả năng xuất khẩu và năng lực cạnh tranh.

Bên cạnh những lợi ích về kỹ thuật và kinh tế, việc tham gia xây dựng, áp dụng tiêu chuẩn nói chung, nhất là tiêu chuẩn quốc tế còn góp phần cho việc thuận lợi hóa thương mại, mở rộng thị trường, tăng cường mối quan hệ giữa các quốc gia, vì một thế giới hòa bình, hợp tác và phát triển.

Hoạt động quản lý tiêu chuẩn đo lường chất lượng (TCÐLCL) góp phần tích cực cho việc bảo đảm và nâng cao chất lượng hàng hóa (CLHH) Việt Nam. Các cơ chế, biện pháp quản lý chất lượng như công nhận, chứng nhận, tổ chức xét giải thưởng chất lượng Việt Nam, tham gia Giải thưởng chất lượng châu Á - Thái Bình Dương hằng năm, thúc đẩy các doanh nghiệp Việt Nam phát huy nội lực, xây dựng hệ thống quản lý theo các tiêu chuẩn quốc tế, nhằm nâng cao CLHH, mở rộng thị trường, hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế.

Ðến nay có hơn ba nghìn doanh nghiệp Việt Nam được cấp các chứng chỉ như: Hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9000, Hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14000, Hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn theo HACCP. Gần 1.000 doanh nghiệp đoạt Giải thưởng chất lượng Việt Nam, hàng chục doanh nghiệp đoạt Giải thưởng chất lượng châu Á - Thái Bình Dương.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy, nhiều doanh nghiệp đang có những vi phạm về CLHH. Ðây là một trong những vấn đề bức xúc đang được dư luận quan tâm.

Biện pháp giúp doanh nghiệp nâng cao chất lượng khi vào WTO

Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn Việt Nam, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) hài hòa tiêu chuẩn quốc tế làm cơ sở để quản lý chất lượng, an toàn và vệ sinh đối với hàng hóa: Các tiêu chuẩn quốc gia phải hài hòa với tiêu chuẩn tương ứng của quốc tế, khu vực, song phải phù hợp đặc điểm về địa lý, khí hậu, kỹ thuật, công nghệ và bảo đảm yêu cầu an ninh của Việt Nam.

QCVN quy định các chỉ tiêu và mức giới hạn của đặc trưng kỹ thuật và yêu cầu quản lý nhằm bảo đảm an toàn, vệ sinh, sức khỏe con người, bảo vệ động vật, thực vật, môi trường, bảo vệ lợi ích và an ninh quốc gia, quyền lợi người tiêu dùng và các yêu cầu thiết yếu khác.

Kiện toàn tổ chức và đẩy mạnh hoạt động công nhận và hoạt động chứng nhận sự phù hợp: Tổ chức công nhận và các tổ chức chứng nhận sự phù hợp phải được quy hoạch, sắp xếp và tăng cường về năng lực kỹ thuật để hoạt động một cách hiệu quả, phù hợp thông lệ quốc tế và phục vụ tốt các yêu cầu của quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa nói chung và hàng nhập khẩu nói riêng, cũng như yêu cầu của sản xuất, kinh doanh và được quốc tế thừa nhận.

Hoàn thiện cơ chế và kiện toàn tổ chức kiểm tra CLHH: Hoàn thiện về cơ chế, phương thức và tổ chức, bảo đảm khả năng kiểm soát tốt đối với CLHH nói chung và hàng nhập khẩu, phòng ngừa và ngăn chặn hàng hóa kém chất lượng, không bảo đảm an toàn; chống gian lận thương mại, không làm ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước.

Xây dựng các trung tâm phòng thử nghiệm mang tầm quốc gia và quốc tế: Các trung tâm, phòng thử nghiệm phải đủ năng lực để thử nghiệm CLHH nói chung và hàng nhập khẩu nói riêng, bảo đảm có thể thử nghiệm, phân tích và đánh giá được chất lượng của hàng hóa cũng như những rủi ro, nguy cơ tiềm ẩn của chúng đối với con người, động vật, thực vật và môi trường.

Ðẩy mạnh hoạt động thừa nhận lẫn nhau về kết quả đánh giá sự phù hợp: Hoạt động thừa nhận lẫn nhau về kết quả đánh giá sự phù hợp, bao gồm thử nghiệm chất lượng, chứng nhận sự phù hợp và công nhận năng lực kỹ thuật của các tổ chức đánh giá sự phù hợp, nhằm bảo đảm CLHH, hạn chế việc thử nghiệm, chứng nhận lại tại nước nhập khẩu.

Theo Báo Nhân dân

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Ý nghĩa 74 năm ngày đo lường việt nam (20/01/1950-20/01/2024)
• Sự thay đổi khái niệm kilogram và ý nghĩa đối với sự phát triển của khoa học và công nghệ
• Bến Tre đồng hành cùng doanh nghiệp tăng năng suất chất lượng
• Một số qui định về ghi nhãn hàng hóa
• Đề xuất trao tặng “Giải vàng GTCLQG năm 2019” cho Công ty Cổ phần Chế biến Dừa Á Châu
• Kiểm tra, phát hiện 05 cơ sở nước uống đóng chai vi phạm mã số mã vạch
• Hai doanh nghiệp Bến Tre đạt Giải thưởng Chất lượng Quốc gia năm 2013
• Kiểm tra nhãn và chất lượng hàng hóa phục vụ Tết Nguyên đán Giáp Ngọ 2014
• Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng sau hơn 1 năm thành lập và đi vào hoạt động
• Công tác kiểm tra hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 trong cơ quan hành chính nhà nước ở Bến Tre
• Thông tin cảnh báo về “Mũ bảo hiểm bơm hơi” chưa được chứng nhận hợp quy, không sử dụng cho người tham gia giao thông trên mô tô xe máy
• Công nghệ mã số mã vạch
• Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bến Tre đạt chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2000 chu kỳ 2
• Tình hình thực hiện áp dụng hệ thống QLCL theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 tại UBND phường 2 - Thị xã Bến Tre
• Vai trò của Đại diện lãnh đạo trong việc điều hành, áp dụng và cải tiến HTQLCL ISO 9001:2000 tại Sở Kế họach và Đầu tư