Phòng trừ bệnh sương mai và sâu keo trên củ hành tím

Hành tím là loại rau gia vị cần thiết trong chế biến các món ăn hàng ngày và đặc biệt trong dịp Tết Nguyên đán. Hành tím được trồng chuyên canh ở vùng rau huyện Ba Tri tỉnh Bến Tre và một số tỉnh vùng ĐBSCL như Sóc Trăng. Đây là loại cây rau mang hiệu quả kinh tế khá cao cho nông dân. Tuy nhiên, trồng hành tím có nhiều loại sâu bệnh tấn công, trong đó phổ biến là bệnh sương mai và sâu keo làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất củ hành.

 

 

Bệnh sương mai do nấm Peronospora schleideni gây ra. Nấm bệnh gây hại trên lá hành. Triệu chứng trên lá là những vết hình tròn hoặc hình bầu dục tương đối lớn, màu xanh xám, trên đó có lớp tơ trắng mỏng. Về sau, vết bệnh chuyển màu nâu sẫm, khi ẩm độ cao lá hành mềm nhũn và gãy gục. Nấm bệnh tồn tại trên tàn dư cây bệnh, trồng dày, ẩm độ cao làm bệnh phát triển mạnh.

Biện pháp phòng trừ: Đây là bệnh rất khó trị cần phải áp dụng biện pháp tổng hợp mới đạt hiệu quả cao
- Thu dọn tàn dư cây bệnh tiêu hủy.
- Bón nhiều phân chuồng hoai mục trước khi trồng, bón phân cân đối, tránh bón thừa đạm.
- Khi ruộng hành bị bệnh không nên tưới lúc chiều tối.
- Cần phun thuốc sớm ngay khi bệnh mới chớm, không nên để bệnh phát triển sẽ rất khó trị. Sử dụng thuốc hoá học như: thuốc gốc đồng,  Acrobat MZ , Arygreen, Mancozeb…

Ngoài bệnh sương mai, sâu keo là loại sâu hại khá phổ biến trên hành. Trưởng thành có màu xám. cánh trước màu nâu vàng có các vân đen trắng. Trứng được đẻ thành ổ lớn ở mặt dưới các lá. Sâu non mới nở màu xanh sáng, phía lưng có 3 sọc màu nâu nhạt hoặc đỏ hồng chạy dọc từ đâu đến cuối, hai bên mỗi đốt thân có một đốm đen hình lưỡi liềm nằm dọc theo thân. Sâu hóa nhộng trong đất.

 

 

 

Sâu keo ăn toàn bộ thịt lá, chỉ để lại phần biểu bì lá, sau đó lá khô teo đi và bị héo toàn bộ. Sâu non tuổi nhỏ ăn bề mặt của lá sau đó tạo thành cửa sổ và chỉ rời khỏi lá khi thức ăn hết. Chúng hoạt động mạnh vào sáng sớm hoặc chiều mát. Khi có ánh sáng mặt trời sâu ẩn ở phía dưới lá hoặc trốn vào đất.

*Biện pháp phòng trừ:
Làm sạch cỏ xung quanh ruộng hành để hạn chế nơi ẩn náo của sâu. Trước khi trồng nên cày lật đất để tiêu diệt nhộng sâu keo.
Sử dụng một số thuốc hóa học như: Polytrin, Cyperan, Proclaim,… Sâu keo dễ kháng thuốc vì thế nên sử dụng thuốc luân phiên.
 Chú ý:  Phun thuốc vào buổi chiều mát hoặc sẫm tối vì lúc này sâu bò  lên ruộng hành ăn mới có hiệu quả./.

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Tỉnh ban hành kế hoạch đẩy mạnh hoạt động khoa học và công nghệ ngành chăn nuôi
• Bến Tre phát triển giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng
• Nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của kênh, rạch, mương trong chăn nuôi heo tại huyện Mỏ Cày Nam”
• Kiểm định huyết áp kế tại tỉnh Bến Tre
• Thành lập hội đồng quốc gia về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo
• Nghiệm thu đề tài “Điều tra thực trạng, đánh giá chế độ dòng chảy, xu thế diễn biến các bãi bồi, cồn nổi ven sông và đề xuất giải pháp khai thác tổng hợp”
• Lãnh đạo tỉnh tiếp và làm việc với đoàn công tác UBND TP. Cần Thơ về việc biên soạn Địa phương chí tỉnh Bến Tre
• Tiếp và làm việc đoàn công tác Bộ phận đại diện khoa học và công nghệ (KH&CN) tại Đài Loan (Trung Quốc), Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ - Bộ KH&CN
• Nghiệm thu đề tài “Tạo lập, quản lý, và phát triển chỉ dẫn địa lý “Thạnh Phú” cho sản phẩm gạo của huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo “Góp ý Quy trình kỹ thuật ương thuần dưỡng và nuôi thương phẩm cá bông lau trong ao đất tại Bến Tre”
• Nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu thực trạng sụt lún, ngập úng và đề xuất giải pháp thích ứng tại xã đảo Hưng Phong, huyện Giồng Trôm”
• Quy định quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa
• Nghiệm thu đề tài “Khảo sát sự lưu hành của virus và đánh giá đáp ứng miễn dịch sau khi tiêm phòng vaccine viêm da nổi cục trên bò tại Bến Tre”
• Hội thảo “Một số giải pháp xây dựng sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo đề tài “Nghiên cứu quy trình công nghệ và hệ thống thiết bị sơ chế, xử lý và bảo quản quả bưởi tươi phục vụ nội tiêu và xuất khẩu”