Phòng trừ sâu bệnh trên hoa sứ Thái Lan

Sứ Thái Lan, loài hoa đã có từ khá lâu, được trồng và phát triển ở nhiều nơi trong nước ta. Với hình dáng đặc biệt của bộ rễ, thân và cực kỳ rực rỡ trong mùa trổ hoa, đồng thời đây là cây chịu hạn giỏi, dễ chăm sóc nên từ lâu cây sứ Thái Lan đã có một vị trí khá vững chắc trên thị trường hoa kiểng Việt Nam. Tuy nhiên, Sứ Thái rất dễ nhiễm bệnh thối nhũn thân, rễ và sâu xanh ăn lá.


Bệnh thối nhũn do nấm Phytophthora  sp gây hại. Nấm tấn công vào thân và rễ làm rễ bị thối mềm, lá vàng nhưng không rụng. Triệu chứng đầu tiên là ở phần gốc xuất hiện những vết thối mộng nước màu xám hoặc nâu đen. Nếu bị nặng cây có thể chết. Phòng bệnh bằng cách sử dụng chế phẩm sinh học Trichoderma tưới vào đất. Tránh tưới quá nhiều nước, nhất là vào buổi chiều tối. Nếu phát hiện bệnh nên nhổ cây sứ lên, cắt bỏ phần rễ hoặc thân, cành bị thối và phun thuốc hóa học như: Ridomil 70WP; Mataxyl 500WP, Aliette 80WP,…


Ngoài bệnh thối nhũn rễ, trên cây hoa sứ Thái Lan, có loài sâu xanh gây hại rất phổ biến.Trưởng thành là loài bướm rất to và đẹp, có màu sắc sặc sỡ, chiều dài thân khoảng 35-40mm. Trưởng thành thường hoạt động vào buổi sáng, chúng đẻ trứng rãi rác trên mặt lá non, đọt non. Trứng hình tròn, màu trắng đục và khá lớn (khoảng 1mm). Sau khi nở, sâu non có màu nâu đậm và nằm rãi rác trên lá non, ít di chuyển. Hình dạng của sâu tuổi lớn rất khác với hình dạng sâu tuổi nhỏ, chiều dài khoảng 40-45mm ( gần bằng ngón tay út). Phần lưng trở nên láng, màu xanh lá cây, phần bụng sâu non có màu xám trắng và có những đường màu trắng sữa chạy dọc hai bên hông. Sâu tuổi nhỏ chỉ gặm khuyết bìa lá, tuổi lớn sâu ăn cả lá, đọt và thân non. Từ tuổi 4 trở đi, chúng thường ẩn nấp sâu vào các cành lá, khi ăn mới di chuyển ra ngoài. Màu sắc của sâu rất giống màu xanh lá, cành, dễ ngụy trang nên khó phát hiện mặc dù kích thước sâu khá lớn. Nếu không phát hiện kịp thời, sâu có thể ăn trụi cả lá, đọt non và đôi khi ăn cả nụ hoa.


• Biện pháp phòng trừ:
Để hạn chế tác hại của sâu, nên thường xuyên kiểm tra cây sứ nhất là lúc cây đang ra đọt non hoặc mới nhú hoa, quan sát vào buổi chiều mát mới dễ phát hiện sâu. Biện pháp hiệu quả nhất là bắt bằng tay và giết sâu. Nếu trồng sứ trên diện tích lớn, không có điều kiện bắt bằng tay, có thể phun một trong các loại thuốc trừ sâu như: ViBT, chế phẩm nấm xanh, Brightin 1.8EC,…. Phun vào lúc chiều mát.

 

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Tỉnh ban hành kế hoạch đẩy mạnh hoạt động khoa học và công nghệ ngành chăn nuôi
• Bến Tre phát triển giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng
• Nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của kênh, rạch, mương trong chăn nuôi heo tại huyện Mỏ Cày Nam”
• Kiểm định huyết áp kế tại tỉnh Bến Tre
• Thành lập hội đồng quốc gia về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo
• Nghiệm thu đề tài “Điều tra thực trạng, đánh giá chế độ dòng chảy, xu thế diễn biến các bãi bồi, cồn nổi ven sông và đề xuất giải pháp khai thác tổng hợp”
• Lãnh đạo tỉnh tiếp và làm việc với đoàn công tác UBND TP. Cần Thơ về việc biên soạn Địa phương chí tỉnh Bến Tre
• Tiếp và làm việc đoàn công tác Bộ phận đại diện khoa học và công nghệ (KH&CN) tại Đài Loan (Trung Quốc), Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ - Bộ KH&CN
• Nghiệm thu đề tài “Tạo lập, quản lý, và phát triển chỉ dẫn địa lý “Thạnh Phú” cho sản phẩm gạo của huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo “Góp ý Quy trình kỹ thuật ương thuần dưỡng và nuôi thương phẩm cá bông lau trong ao đất tại Bến Tre”
• Nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu thực trạng sụt lún, ngập úng và đề xuất giải pháp thích ứng tại xã đảo Hưng Phong, huyện Giồng Trôm”
• Quy định quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa
• Nghiệm thu đề tài “Khảo sát sự lưu hành của virus và đánh giá đáp ứng miễn dịch sau khi tiêm phòng vaccine viêm da nổi cục trên bò tại Bến Tre”
• Hội thảo “Một số giải pháp xây dựng sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo đề tài “Nghiên cứu quy trình công nghệ và hệ thống thiết bị sơ chế, xử lý và bảo quản quả bưởi tươi phục vụ nội tiêu và xuất khẩu”