Mô hình cánh đồng mẫu nhãn – Hình thức liên kết sản xuất hiệu quả cần được nhân rộng

Hiện nay, diện tích nhãn toàn tỉnh Bến Tre 4000 ha, trong đó huyện Bình Đại chiếm diện tích lớn nhất 1.845 ha. Mô hình cánh đồng mẫu là hình thức liên kết sản xuất đã được triển khai thực hiện trên cây lúa trong nhiều năm qua và đã mang lại những thành công nhất định, đây là giải pháp quan trọng lâu dài góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển nông nghiệp bền vững. Tiếp nối thành công từ cây lúa, trong năm 2015 Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trạm Bảo vệ thực vật huyện Bình Đại và Ủy ban nhân dân 2 xã Châu Hưng và Long Hòa đã thực hiện mô hình Cánh đồng mẫu nhãn với diện tích 162 ha, có 292 hộ tham gia, đầu vào là Công ty Cổ phần Nông dược HAI cung ứng thuốc bảo vệ thực vật và Công ty Lio Thái cung ứng phân bón cho cây nhãn.

 


Ngày 30 tháng 12 năm 2015 Ủy ban nhân dân xã Châu Hưng huyện Bình Đại đã tổ chức Hội nghị sơ kết mô hình cánh đồng mẫu nhãn tại xã Châu Hưng huyện Bình Đại nhằm đánh giá kết quả thực hiện trong năm qua và rút ra bài học kinh nghiệm để thực hiện tốt hơn trong thời gian tới.

Trong Hội nghị nhiều giải pháp đã được thảo luận, đúc kết từ kinh nghiệm thực tiễn đã rút ra nhiều bài học kinh nghiệm có giá trị, giải pháp áp dụng được vận dụng một cách linh hoạt tùy điều kiện từng vùng.

Qua đánh giá hiệu quả kinh tế trong mô hình cánh đồng mẫu ở xã Châu Hưng và Long Hòa cho thấy lợi nhuận thu được từ các vườn nhãn trong mô hình cao hơn so với ngoài mô hình khoảng 25 triệu đến 30 triệu đồng/ha (tăng 22% so với ngoài mô hình), nguyên nhân do việc áp dụng đồng bộ các giải pháp kỹ thuật đã làm tăng năng suất, đặc biệt là nông dân biết ứng dụng quy trình quản lý bệnh chổi rồng như cắt bỏ tiêu hủy cành bệnh, phun thuốc trừ nhện khi ra đọt non, ra hoa, dinh dưỡng cho cây khỏe đã làm giảm bệnh chổi rồng một cách đáng kể so với ngoài mô hình. Năng suất nhãn bình quân các hộ trong mô hình cánh đồng mẫu đạt 15-17 tấn/ha, cục bộ có hộ đạt đến 20-22 tấn/ha, tăng 15-20% so với ngoài mô hình. Ngoài ra, mô hình cánh đồng mẫu nhãn còn tạo điều kiện cho các hộ nông dân gắn bó cùng nhau học tập kinh nghiệm, chia sẽ những thông tin, nắm bắt quy trình quản lý sâu bệnh, hạn chế tối đa thất thoát do sâu bệnh gây ra, nâng cao ý thức của người dân trong bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe cho con người.

Phát biểu tại hội nghị, bà Nguyễn thị Nguyệt – Phó Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật đánh giá cao hiệu quả của mô hình, đề nghị tiếp tục duy trì và nhân rộng. Để mô hình phát triển bền vững cần chú ý các giải pháp trọng tâm: chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất cây nhãn nhằm nâng cao năng suất, quản lý tốt các sâu bệnh hại nhất là bệnh chổi rồng và điều quan trọng là sự gắn kết chặt chẽ giữa các nhà doanh nghiệp đồng hành đầu vào, đầu ra, cán bộ kỹ thuật và nông dân, đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các bên tham gia.

Mô hình cánh đồng mẫu nhãn với những bước khởi đầu còn nhiều khó khăn, nhưng đã cho những kết quả rất khả quan. Có thể khẳng định đây là xu thế tất yếu, là giải pháp thiết thực nhất cho sản xuất trồng trọt nói chung và sản xuất nhãn nói riêng hiện nay và tương lai, nhằm hướng tới trái cây Việt Nam vươn xa ra thị trường quốc tế. Phương thức sản xuất cánh đồng mẫu cũng góp phần quyết định thực hiện tái cơ cấu ngành trồng trọt; do vậy rất cần thiết sự phối hợp giữa các cấp, các ngành nhằm mở rộng mô hình này có hiệu quả./.

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Tỉnh ban hành kế hoạch đẩy mạnh hoạt động khoa học và công nghệ ngành chăn nuôi
• Bến Tre phát triển giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng
• Nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của kênh, rạch, mương trong chăn nuôi heo tại huyện Mỏ Cày Nam”
• Kiểm định huyết áp kế tại tỉnh Bến Tre
• Thành lập hội đồng quốc gia về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo
• Nghiệm thu đề tài “Điều tra thực trạng, đánh giá chế độ dòng chảy, xu thế diễn biến các bãi bồi, cồn nổi ven sông và đề xuất giải pháp khai thác tổng hợp”
• Lãnh đạo tỉnh tiếp và làm việc với đoàn công tác UBND TP. Cần Thơ về việc biên soạn Địa phương chí tỉnh Bến Tre
• Tiếp và làm việc đoàn công tác Bộ phận đại diện khoa học và công nghệ (KH&CN) tại Đài Loan (Trung Quốc), Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ - Bộ KH&CN
• Nghiệm thu đề tài “Tạo lập, quản lý, và phát triển chỉ dẫn địa lý “Thạnh Phú” cho sản phẩm gạo của huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo “Góp ý Quy trình kỹ thuật ương thuần dưỡng và nuôi thương phẩm cá bông lau trong ao đất tại Bến Tre”
• Nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu thực trạng sụt lún, ngập úng và đề xuất giải pháp thích ứng tại xã đảo Hưng Phong, huyện Giồng Trôm”
• Quy định quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa
• Nghiệm thu đề tài “Khảo sát sự lưu hành của virus và đánh giá đáp ứng miễn dịch sau khi tiêm phòng vaccine viêm da nổi cục trên bò tại Bến Tre”
• Hội thảo “Một số giải pháp xây dựng sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo đề tài “Nghiên cứu quy trình công nghệ và hệ thống thiết bị sơ chế, xử lý và bảo quản quả bưởi tươi phục vụ nội tiêu và xuất khẩu”