Kỹ thuật nuôi tôm càng xanh trong mương vườn dừa

Nuôi tôm càng xanh trong mương vườn dừa được người dân Bến Tre thực hiện trong nhiều năm qua với nhiều hình thức nuôi như: đắp đập tràn nhử tôm, nuôi nhốt,… đã góp phần tăng thu nhập nhưng hiệu quả chưa cao. Sau đây xin giới thiệu kỹ thuật nuôi tôm càng xanh trong mương vườn dừa để tham khảo.


 I. Thiết kế công trình nuôi

 
- Hình dạng và kích cỡ mương nuôi tôm: Mương có dạng hình chữ nhật, mặt mương rộng ≥ 2 m, đáy mương ≥ 1,5 m, sâu mức nước ≥ 0,8 m, các mương có thể liên thông nhau hoặc ngăn thành từng mương theo liếp dừa. Mương nuôi không quá rậm rạp, cần có độ thoáng để ánh nắng chiếu vào ít nhất 30% bề mặt.
- Bờ mương cao, có rào lưới cao khỏi mặt nước cao nhất trong năm ít nhất 0,5m.
- Bờ mương phải chắc chắn, không rò rỉ, không hang hốc làm nơi trú ẩn cho các sinh vật hại tôm.
- Độ nghiêng đáy mương từ 3-5%.
- Cống: Mỗi mương nuôi tôm cần ít nhất là 1 cống (cống xi măng, dạng ván phay, hoặc ống nhựa, bên trong có gắn co nhựa để chủ động gỡ ra, gắn vào khi thay nước). Nếu hai cống thì đặt một cống cấp, một cống thoát về 2 phía của mương nuôi. Kích thước cống tùy thuộc vào kích thước mương nuôi cũng như khả năng trao đổi nước cho mương vào mỗi con nước cường (cống phải trao đổi từ 20-30% lượng nước mương nuôi vào mỗi lần nước cường).
 
II. Chuẩn bị mương nuôi

1. Vệ sinh mương
Sau mỗi vụ nuôi, mương nuôi phải sên vét lớp bùn đáy để loại bỏ hết lớp bùn lắng tụ ở đáy, mầm bệnh và khí độc.

2. Phơi đáy mương
Mương cần phơi đáy 1 tuần, công việc này giúp oxy hóa các vật chất hữu cơ còn lại ở đáy đồng thời giải phóng các khí độc như H2S, NH3... trong đất đáy mương.

3. Kiểm tra pH đất đáy mương
Việc này giúp xác định đúng lượng vôi sử dụng nhằm nâng pH nước lên mương nếu cần. Cách tính toán lượng vôi theo bảng sau:



4. Thả chà
Chà làm vật bám và là nơi trú ẩn của tôm khi lột xác. Có thể sử dụng cành bần, trâm bầu hay tre để làm chà. Nhành cây sẽ tuốt hết lá và phơi khô cho hết nhựa mới và dài khoảng 1,5-2 m. Chà cắm nghiêng 1 góc 30-45o thành hàng thẳng hay cắm thành từng ô (3 x 6,4 x 5,5 x 8 m) hay bó thành từng bó 40-50 cm. Diện tích chà chiếm khoảng 10-20 % so với diện tích mương.

5. Chuẩn bị nước
Chọn con nước cường, sạch lấy nước qua lưới lọc vào mương, diệt cá tạp trước khi thả giống, có thể dùng 02 loại sau đây để diệt cá:
- Bột trà (chứa saponine 10-13%) dùng 7-8 kg/1.000 m3.
- Dây thuốc cá (chứa retenone) dùng 3-4 kg/1.000 m3.
Bón phân giúp phát triển thức ăn tự nhiên, phân sử dụng thường là phân hữu cơ như: heo, gà đã ủ kỹ với liều lượng từ 20-25 kg/100m2. Hoặc phân vô cơ như: DAP, Urê với liều lượng: 1-1,5 kg/1.000 m3.

 

III. Thả giống nuôi

* Phương pháp chọn tôm giống
- Chọn con giống có chất lượng tốt, kích cỡ đồng đều, phụ bộ còn nguyên vẹn, không bị nhiễm bệnh...
- Mật độ thả giống: 4-5 con/m2 với kích thước 2-3 cm.
- Giống trước khi thả xuống mương nuôi cần phải làm thích nghi với môi trường mới một cách từ (lưu ý sự chênh lệch giữa nhiệt độ và pH). Thời gian thả tôm tốt nhất là sáng sớm hoặc chiều mát.

 

IV. Quản lý mương nuôi

Thức ăn và cách cho ăn: sử dụng 2 dạng thức ăn đó là thức ăn viên công nghiệp và thức ăn tự chế biến trong quá trình nuôi.
Cho tôm ăn 2 lần/ngày. Lượng thức ăn buổi chiều chiếm 2/3 tổng lượng cho ăn trong ngày. Cho tôm ăn nên rãi ven bờ, cũng có thể cho ăn thành nhiều điểm trong mương và cho ăn cùng một chổ vì tôm quen nơi ăn.
Thức ăn tự chế biến gồm có: Trùng quế, cá biển, cám, ruốt, ốc bươu vàng, còng, mì, dừa… Kích cỡ thức ăn tùy thuộc vào kích thước tôm. Thức ăn phải tươi và cho ăn từ từ. Không nên cho tôm ăn thừa làm ô nhiễm môi trường nước.



Khi cho tôm ăn cũng cần dựa vào một số yếu tố khác bên cạnh việc ước lượng theo đàn tôm trong mương để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp như:
- Căn cứ vào chất lượng môi trường mương nuôi, mương dơ hay những ngày mưa lớn nên giảm lượng thức ăn.
- Kết hợp sàng ăn và rãi thành nhiều điểm trong mương để có thể đánh giá đúng thức ăn tôm sử dụng.
Theo dõi tăng trưởng và tình trạng sức khoẻ tôm: do đặc tính của tôm lớn lên là nhờ lột xác và chu kỳ lột xác tuỳ thuộc vào kích cỡ và điều kiện môi trường sống.

 



V. Quản lý chất lượng môi trường mương nuôi

1. Hàm lượng oxy hòa tan
Trong mương nuôi tôm hay trong mương nuôi thủy sản nói chung thì lượng oxy hòa tan trong nước có được do quá trình quang hợp của tảo, xâm nhập từ không khí vào và trao đổi nước mương. Tuy nhiên, lượng oxy trong mương thường không ổn và dao động lớn giữa ngày và đêm. Trong mương oxy mất đi là do sự hô hấp của tôm, cá, tảo vào ban đêm và quá trình phân hủy các hợp chất hữu cơ. Oxy hòa tan trong mương nuôi tôm phải đảm bảo ≥3,5 mg/l.

2. Quản lý pH
pH: 7-8 là thích hợp nhất cho sự phát triển của tôm.
Tất cả sự biến động tăng giảm pH của nước mương nuôi (pH > 9 hay pH < 7) luôn có sự ảnh hưởng đến đời sống của tôm. Phương án xử lý là thay nước hay sử dụng vôi điều chỉnh sự thay đổi pH nước trong mương. Dùng vôi với liều lượng 2-3 kg/100m2, xử lý phần xung quanh mương trước những cơn mưa lớn nhằm tránh sự rửa trôi phèn từ bờ vào mương.

3. Quản lý độ đục và độ trong
- Quản lý độ đục: sau những cơn mưa, nguồn nước lấy vào mương chứa nhiều hạt phù sa làm nước vẫn đục hay sự phát triển quá mức của tảo có thể gây trở ngại đối với tôm nuôi. Có thể làm cho nước trong mương trở nên trong lại bằng cách dùng vôi pha nước và tạt khắp mương để lắng tụ các hạt mùn bã (1,5-2 kg/100m2).
- Quản lý độ trong: Độ trong thích hợp từ 30-40 cm.
- Định kỳ 15 ngày sẽ tiến hành thay nước khoảng 80% nhằm kích thích cho tôm lột xác đồng loạt.

4. Quản lý các khí độc
Quá trình phân hủy các chất thải của tôm, thức ăn thừa, chất hữu cơ từ ngoài vào, tảo chết... sẽ tạo nhiều chất dinh dưỡng cho mương và cũng tạo nhiều khí độc khác có tác hại đối với tôm mà chủ yếu là khí ở tầng đáy như H2S, NH3, ...
Để tạo điều kiện cho tôm phát triển tốt, các khí độc này phải nằm trong ngưỡng cho phép: NH3 < 0,1mg/l; H2S < 0,03 mg/l.


VI. Thu hoạch tôm

Có thể tiến hành thu tỉa hay thu một lần vào cuối vụ nuôi. Tuy nhiên, đối với tôm càng xanh, do sau thời gian nuôi 3-4 tháng tôm cái thường mang trứng. Vì vậy, nên tiến hành thu tỉa tôm đực và tôm cái sau 4 tháng nuôi. Lựa chọn những con cái mang trứng, những tôm đóng rong, tôm mang mầm bệnh thu trước, những con cái và con đực có khả năng phát triển được tuyển chọn lại để nuôi tiếp, sau đó tiếp tục nuôi 2 tháng rồi thu hoạch toàn bộ bằng cách tát cạn nước trong mương.

 

Trích từ Kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN: phát triển mô hình nuôi tôm càng xanh trong mương vườn dừa trên địa bàn tỉnh Bến Tre.

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Tỉnh ban hành kế hoạch đẩy mạnh hoạt động khoa học và công nghệ ngành chăn nuôi
• Bến Tre phát triển giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng
• Nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của kênh, rạch, mương trong chăn nuôi heo tại huyện Mỏ Cày Nam”
• Kiểm định huyết áp kế tại tỉnh Bến Tre
• Thành lập hội đồng quốc gia về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo
• Nghiệm thu đề tài “Điều tra thực trạng, đánh giá chế độ dòng chảy, xu thế diễn biến các bãi bồi, cồn nổi ven sông và đề xuất giải pháp khai thác tổng hợp”
• Lãnh đạo tỉnh tiếp và làm việc với đoàn công tác UBND TP. Cần Thơ về việc biên soạn Địa phương chí tỉnh Bến Tre
• Tiếp và làm việc đoàn công tác Bộ phận đại diện khoa học và công nghệ (KH&CN) tại Đài Loan (Trung Quốc), Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ - Bộ KH&CN
• Nghiệm thu đề tài “Tạo lập, quản lý, và phát triển chỉ dẫn địa lý “Thạnh Phú” cho sản phẩm gạo của huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo “Góp ý Quy trình kỹ thuật ương thuần dưỡng và nuôi thương phẩm cá bông lau trong ao đất tại Bến Tre”
• Nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu thực trạng sụt lún, ngập úng và đề xuất giải pháp thích ứng tại xã đảo Hưng Phong, huyện Giồng Trôm”
• Quy định quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa
• Nghiệm thu đề tài “Khảo sát sự lưu hành của virus và đánh giá đáp ứng miễn dịch sau khi tiêm phòng vaccine viêm da nổi cục trên bò tại Bến Tre”
• Hội thảo “Một số giải pháp xây dựng sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo đề tài “Nghiên cứu quy trình công nghệ và hệ thống thiết bị sơ chế, xử lý và bảo quản quả bưởi tươi phục vụ nội tiêu và xuất khẩu”