Bến Tre đã tái đàn heo sau đợt dịch tả lợn Châu Phi từ nguồn vốn của dự án Khuyến nông Trung ương “Xây dựng mô hình chăn nuôi lợn ngoại theo hướng an toàn sinh học tại các tỉnh Nam Bộ” năm 2020

Trong năm nay, được sự hỗ trợ từ nguồn vốn Trung tâm Khuyến nông Trung ương, Trung tâm Khuyến nông Bến Tre đã tiếp nhận dự án “Xây dựng mô hình chăn nuôi lợn ngoại theo hướng an toàn sinh học tại các tỉnh Nam Bộ” năm 2020.

 

Dự án được triển khai thực hiện tại xã Thành Thới B, huyện Mỏ Cày Nam tỉnh Bến Tre. Dự án đã chọn 10 hộ tham gia với qui mô 100 con heo giống nuôi thương phẩm.

 

Ông Hồ Văn Truyền đang đón nhận đàn heo giống của dự án.

 

Trong quá trình triển khai thực hiện, Trung tâm Khuyến nông cùng phòng nông nghiệp & PTNT huyện thống nhất chọn địa điểm là xã Thành Thới B, huyện Mỏ Cày Nam để triển khai đúng theo yêu cầu, mục tiêu của Dự án là xã thuộc vùng kinh tế khó khăn (bãi ngang). Trung tâm Khuyến nông Bến Tre cùng Trạm Khuyến nông huyện Mỏ Cày Nam làm việc với UBND xã Thành Thới B, huyện Mỏ Cày Nam triển khai về nội dung dự án, các yêu cầu lựa chọn nông hộ tham gia mô hình, UBND xã thông báo rộng rãi để các hộ đăng ký tham gia mô hình. Trên cơ sở danh sách đăng ký hộ tham gia của UBND xã, Trạm Khuyến nông và Hội Nông dân xã khảo sát điều kiện chăn nuôi thực tế tại các nông hộ đăng ký để lựa chọn nông hộ đạt yêu cầu. Sau khi thông qua UBND xã, Trung tâm Khuyến nông ký hợp đồng thực hiện mô hình với các nông hộ.  

 

Các nông hộ tham gia đáp ứng đủ điều kiện về cơ sở vật chất, chuồng trại, phù hợp với nội dung, quy trình kỹ thuật của dự án, có kinh nghiệm và trình độ chăn nuôi heo; đủ vốn đối ứng, tham dự đầy đủ các buổi tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật, hội thảo tổng kết, ghi chép sổ sách và theo dõi đàn heo đầy đủ theo yêu cầu của dự án đảm bảo mô hình đạt hiệu quả như yêu cầu.

 

Vào ngày 22 tháng 10 năm 2020, đơn vị cung cấp giống đã giao con giống đúng tiêu chuẩn, chất lượng, phù hợp đặc điểm và điều kiện nuôi theo yêu cầu của dự án. Các hộ đã đón nhận heo giống với số lượng 100 con/10 hộ tham gia. Tình trạng sức khỏe cũng như trọng lượng, chất lượng con giống đạt theo yêu cầu của dự án đề ra. Khi nhận heo, các hộ rất phấn khởi và hứa hẹn sẽ quản lý, chăm sóc chu đáo.

 

Ông Cao Văn Beo (bên trái) cùng bà con tại điểm giao nhận heo giống.

 

Theo ông Hồ Văn Truyền, đại diện nhóm hộ tham gia dự án cho biết: do điều kiện thay đổi từ trại nơi cung cấp heo giống (nuôi chuồng lạnh) khi về các hộ nuôi là chuồng hỡ đã có một chút xáo trộn về nhiệt độ. Vì vậy đàn heo lúc nhận về đa phần bị tiêu chảy. Sau khoảng thời gian chăm sóc và nuôi dưỡng khoảng sau 1 tuần đa số đàn heo được ổn định về tình trạng sức khỏe. Tuy nhiên một vài hộ cũng bị rủi ro, gây hao hụt 10 con, tỉ lệ chết 10% trên tổng đàn.

 

Bà  Hạ Thúy Hạnh Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc Gia thăm kiểm tra mô hình.


Qua kiểm tra theo dõi, bà Lương Thị Thanh cán bộ kỹ thuật của Trạm Khuyến nông huyện Mỏ Cày Nam nhận xét, đánh giá đàn heo có mức sinh trưởng phát triển tốt, ngoài tình trạng heo bị tiêu chảy lúc mới nhận về thì đến nay trên tổng đàn ở các hộ nuôi không xảy ra dịch bệnh. Đồng thời, tăng trọng phù hợp với giai đoạn heo lứa, tại thời điểm hiện nay trọng lượng bình quân là 45 kg/con.

 

Theo ông Cao Văn Beo, Chủ tịch Hội Nông dân xã Thành Thới B cho biết: các hộ tham gia mô hình đều đảm bảo nuôi heo theo quy trình chăn nuôi an toàn sinh học và ghi chép sổ sách đầy đủ theo hướng dẫn và thực hiện đúng quy trình phòng các bệnh thường xảy ra trên heo. Điều đáng mừng là đến thời điểm hiện nay, trên đàn heo của các hộ tham gia dự án chưa xảy ra dịch bệnh.

 

Trong thời điểm hiện nay, dịch tả lợn Châu Phi đang diễn ra ở nhiều nơi. Để đảm bảo đàn heo của các hộ chăn nuôi trong vùng dự án không xãy ra dịch bệnh, cán bộ kỹ thuật luôn theo sát địa bàn và tiếp tục hướng dẫn kỹ thuật cho các nông hộ tham gia mô hình từ các khâu cách ly, vệ sinh, sát trùng chuồng trại, áp dụng quy trình kỹ thuật chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học nhằm hạn chế mức thấp nhất dịch bệnh đã xảy ra. Riêng các hộ sẽ tiếp tục chăm sóc đàn heo đảm bảo tăng trưởng tốt, an toàn dịch bệnh cho đến khi xuất chuồng.

 

 

 

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Tỉnh ban hành kế hoạch đẩy mạnh hoạt động khoa học và công nghệ ngành chăn nuôi
• Bến Tre phát triển giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng
• Nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của kênh, rạch, mương trong chăn nuôi heo tại huyện Mỏ Cày Nam”
• Kiểm định huyết áp kế tại tỉnh Bến Tre
• Thành lập hội đồng quốc gia về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo
• Nghiệm thu đề tài “Điều tra thực trạng, đánh giá chế độ dòng chảy, xu thế diễn biến các bãi bồi, cồn nổi ven sông và đề xuất giải pháp khai thác tổng hợp”
• Lãnh đạo tỉnh tiếp và làm việc với đoàn công tác UBND TP. Cần Thơ về việc biên soạn Địa phương chí tỉnh Bến Tre
• Tiếp và làm việc đoàn công tác Bộ phận đại diện khoa học và công nghệ (KH&CN) tại Đài Loan (Trung Quốc), Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ - Bộ KH&CN
• Nghiệm thu đề tài “Tạo lập, quản lý, và phát triển chỉ dẫn địa lý “Thạnh Phú” cho sản phẩm gạo của huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo “Góp ý Quy trình kỹ thuật ương thuần dưỡng và nuôi thương phẩm cá bông lau trong ao đất tại Bến Tre”
• Nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu thực trạng sụt lún, ngập úng và đề xuất giải pháp thích ứng tại xã đảo Hưng Phong, huyện Giồng Trôm”
• Quy định quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa
• Nghiệm thu đề tài “Khảo sát sự lưu hành của virus và đánh giá đáp ứng miễn dịch sau khi tiêm phòng vaccine viêm da nổi cục trên bò tại Bến Tre”
• Hội thảo “Một số giải pháp xây dựng sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo đề tài “Nghiên cứu quy trình công nghệ và hệ thống thiết bị sơ chế, xử lý và bảo quản quả bưởi tươi phục vụ nội tiêu và xuất khẩu”