Thạnh Phú tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng bền vững

Trong những năm qua, thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, phù hợp với từng vùng sinh thái tại huyện Thạnh Phú đã cho thấy nhiều mô hình canh tác có hiệu quả được người dân thực hiện như: mô hình trồng dừa hữu cơ; mô hình lúa sạch; mô hình nuôi tôm càng xanh toàn đực, tôm sú xen trên ruộng lúa; mô hình tôm – lúa thích ứng xâm nhập mặn…. Đến nay, các mô hình này đang tiếp tục duy trì và phát triển tại các địa phương của huyện.

 

Mô hình tôm – lúa thích ứng xâm nhập mặn.

 

Năm 2020 là năm ngành nông nghiệp của huyện gặp nhiều khó khăn do hạn mặn kéo dài, một số loại cây trồng, vật nuôi bị ảnh hưởng, tác động đến thu nhập của người dân. Thực hiện kế hoạch tái cơ cấu ngành nông nghiệp, trong năm 2020, Ủy ban nhân dân huyện đã chỉ đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Trạm Khuyến nông, Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tổ chức tập huấn cho người dân các biện pháp khôi phục kinh tế nông nghiệp sau hạn mặn, đặc biệt là vườn dừa, cây lúa của huyện. Đến nay, nhìn chung vườn dừa bước đầu khôi phục và phát triển tốt. Diện tích lúa mùa gieo trồng khoảng 4.000 ha, phát triển khá tốt, thời điểm này một số diện tích lúa người dân đã thu hoạch, năng suất đạt từ 4 đến 4,5 tấn/ha.

 

Cụ thể, trong năm 2020, huyện tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên diện tích đất giồng, vườn tạp, đạt những kết quả tích cực. Đối với lĩnh vực trồng trọt, huyện chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng trồng các loại cây trồng có hiệu quả kinh tế, phù hợp với đặc điểm từng vùng sinh thái. Tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên diện tích đất giồng, vườn tạp, từng bước hình thành các tổ hợp tác mang lại hiệu quả kinh tế cao.

 

Cây lúa vẫn là cây trồng chính của huyện, tiếp tục có sự dịch chuyển giữa các tiểu vùng và chuyển đổi sang các loại cây trồng khác. Vụ lúa mùa 2019 – 2020 diện tích hơn 4.700 ha, sản lượng thu hoạch gần 18.500 tấn; vụ hè thu năm 2020 sản xuất với diện tích 174 ha, sản lượng thu hoạch hơn 530 tấn; vụ lúa mùa năm nay gieo trồng khoảng 4.000 ha, đang trong giai đoạn thu hoạch. Diện tích gieo trồng lúa trên địa bàn các xã khu vực ngọt hóa giảm dần, thay vào đó là diện tích dừa ngày một tăng. Đối với các xã dự án tôm – lúa vẫn duy trì một vụ lúa một vụ tôm theo hướng sản xuất sạch, hữu cơ.

 

Trồng dừa hữu cơ tại xã Thới Thạnh.


Cây dừa có diện tích khoảng 7.540 ha, sản lượng thu hoạch gần 60 triệu trái. Mặc dù bị ảnh hưởng bởi hạn mặn đầu năm 2020 nhưng đến nay vườn dừa trong huyện đã hồi phục và phát triển khá tốt. Đối với cây mía, toàn huyện có diện tích trồng mía 162 ha tập trung tại các xã Bình Thạnh, Mỹ Hưng, Hòa Lợi. Gần đây, do giá mía quá thấp, không đủ bù đắp chi phí nên người dân chuyển sang canh tác loại hình khác.

 

Tổng diện tích gieo trồng màu các loại khoảng 1.520 tấn, sản lượng thu hoạch khoảng 49.500 tấn. Cây ăn trái chiếm diện tích khoảng 485 ha, chủ yếu là cây xoài tứ quý, tập trung ở các xã Thạnh Phong, Thạnh Hải và Giao Thạnh. Sản lượng thu hoạch khoảng 4.950 tấn. Hợp tác xã dịch vụ sản xuất nông nghiệp Thạnh Phong hiện đã hoàn thành xây dựng nhà xưởng chế biến sản phẩm xoài tứ quý.

 

Mô hình nuôi bò sữa tại xã Mỹ Hưng.

 

Lĩnh vực chăn nuôi tiếp tục phát triển theo hướng chất lượng và hiệu quả, chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học nhằm tạo sản phẩm sạch, chất lượng cho người tiêu dùng. Tổng đàn có sự tăng trưởng ổn định. So với năm 2019, đàn bò tăng 1,2%, đàn heo tăng 0,4%, đàn dê tăng gần 5%, đàn gia cầm tăng hơn 15%. Công tác vệ sinh tiêu độc khử trùng được đảm bảo và thực hiện thường xuyên nhằm hạn chế dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm. Huyện đã phối hợp Trung tâm Nông nghiệp Ứng dụng công nghệ cao Bến Tre nghiệm thu mô hình nuôi bò vỗ béo, cải tạo nâng cao chất lượng đàn bò cho 20 hộ trên địa bàn các xã Mỹ Hưng, An Điền, Bình Thạnh; mô hình nuôi bò vỗ béo trên địa bàn xã Phú Khánh. Tổ chức tham quan học tập kinh nghiệm nuôi bò sữa, trồng bắp sinh khối làm thức ăn cho đàn bò và nuôi trùn quế tại huyện Ba Tri cho nông dân các xã Bình Thạnh, An Thạnh, Mỹ Hưng, thị trấn Thạnh Phú.

 

Cùng với đó, nuôi thủy sản tại huyện tiếp tục phát triển ổn định. Tổng diện tích nuôi thủy sản ước khoảng 18.350 ha, trong đó: diện tích tôm thâm canh thả nuôi khoảng 3.260 ha; diện tích nuôi tôm 2 giai đoạn khoảng 272 ha. Tình hình nuôi sò, cua, cá phát triển ổn định, riêng nuôi nghêu gặp khó khăn do thời tiết thay đổi bất thường. Hoạt động khai thác thủy sản khá thuận lợi. Toàn huyện có 501 tàu cá đã đăng ký đăng kiểm, trong đó có 104 chiếc đánh bắt xa bờ có công suất từ 90CV trở lên, đa số tàu thuyền có công suất nhỏ chủ yếu khai thác ven bờ. Sản lượng đánh bắt ước 13.450 tấn. Huyện đang phối hợp với tỉnh để triển khai lắp đặt thiết bị giám sát hành trình đối với các tàu khai thác xa bờ.

 

Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Đào Công Thương cho biết, trong thời gian tới, Ủy ban nhân dân huyện sẽ chỉ đạo các ngành phối hợp với các địa phương rà soát lại quy hoạch ngành nông nghiệp để có sự phối hợp đồng bộ giữa các ngành trong thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi đảm bảo đúng định hướng; xây dựng nhiều mô hình trình diễn và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho người dân. Vận động người dân mạnh dạn cải tạo lại vườn tạp kém hiệu quả sang trồng dừa uống nước, giống dừa mới, tổ chức trồng xen một số loại cây trồng trên vườn dừa. Kêu gọi đầu tư vào nông nghiệp, nhất là việc chuyển đổi cây trồng cho khu vực mà cây trồng hiện tại hiệu quả chưa cao. Vận động người dân tổ chức lại sản xuất theo hướng kinh tế tập thể, kinh tế trang trại, tránh việc sản xuất nhỏ lẻ theo quy mô hộ gia đình…

 

 

 

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Tỉnh ban hành kế hoạch đẩy mạnh hoạt động khoa học và công nghệ ngành chăn nuôi
• Bến Tre phát triển giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng
• Nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của kênh, rạch, mương trong chăn nuôi heo tại huyện Mỏ Cày Nam”
• Kiểm định huyết áp kế tại tỉnh Bến Tre
• Thành lập hội đồng quốc gia về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo
• Nghiệm thu đề tài “Điều tra thực trạng, đánh giá chế độ dòng chảy, xu thế diễn biến các bãi bồi, cồn nổi ven sông và đề xuất giải pháp khai thác tổng hợp”
• Lãnh đạo tỉnh tiếp và làm việc với đoàn công tác UBND TP. Cần Thơ về việc biên soạn Địa phương chí tỉnh Bến Tre
• Tiếp và làm việc đoàn công tác Bộ phận đại diện khoa học và công nghệ (KH&CN) tại Đài Loan (Trung Quốc), Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ - Bộ KH&CN
• Nghiệm thu đề tài “Tạo lập, quản lý, và phát triển chỉ dẫn địa lý “Thạnh Phú” cho sản phẩm gạo của huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo “Góp ý Quy trình kỹ thuật ương thuần dưỡng và nuôi thương phẩm cá bông lau trong ao đất tại Bến Tre”
• Nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu thực trạng sụt lún, ngập úng và đề xuất giải pháp thích ứng tại xã đảo Hưng Phong, huyện Giồng Trôm”
• Quy định quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa
• Nghiệm thu đề tài “Khảo sát sự lưu hành của virus và đánh giá đáp ứng miễn dịch sau khi tiêm phòng vaccine viêm da nổi cục trên bò tại Bến Tre”
• Hội thảo “Một số giải pháp xây dựng sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo đề tài “Nghiên cứu quy trình công nghệ và hệ thống thiết bị sơ chế, xử lý và bảo quản quả bưởi tươi phục vụ nội tiêu và xuất khẩu”