Nghiệm thu kết quả dự án “Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ xây dựng mô hình chưng cất tinh dầu từ phế phụ liệu trái bưởi để nâng cao giá trị gia tăng của bưởi tại Bến Tre”

Ngày 05/12/2023, tại Sở Khoa học và Công nghệ Bến Tre, Hội đồng khoa học và Công nghệ tỉnh đã thực hiện nghiệm thu kết quả dự án: “Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ xây dựng mô hình chưng cất tinh dầu từ phế phụ liệu trái bưởi để nâng cao giá trị gia tăng của bưởi tại Bến Tre”. Đây là dự án thuộc chương trình hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ thúc đẩy kinh tế - xã hội nông thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2025, giữa Văn phòng Chương Trình nông thôn miền núi, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bến Tre và Chi nhánh công ty TNHH Green Powers. Dự án do Trường Đại học Nguyễn Tất Thành thực hiện chuyển giao công nghệ.

 

Quang cảnh buổi họp.

 

Dự và chủ trì buổi họp có ông Lâm Văn Tân - Giám đốc Sở KH&CN, Chủ tịch hội đồng; bà Mai Huỳnh Cang - Phó Trưởng khoa Công nghệ Hóa học và Thực phẩm, Trường ĐH Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, phản biện 1; ông Huỳnh Xuân Phong - Trưởng bộ môn Công nghệ Vi Sinh vật, Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Trường Đại học Cần Thơ, phản biện 2 cùng các ủy viên Hội đồng. Buổi họp diễn ra với hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.

 

Mục tiêu của dự án nhằm tiếp nhận và làm chủ các quy trình công nghệ chưng cất tinh dầu bưởi hiệu suất cao bằng phương pháp chưng cất hơi nước, quy trình công nghệ sản xuất giá thể hữu cơ từ bã vỏ bưởi sau chưng cất tinh dầu; Xây dựng mô hình công nghệ, thiết bị chưng cất tinh dầu bưởi hiệu suất cao (1,0 tấn nguyên liệu/mẻ; chất lượng tinh dầu đạt TCVN 11423:2016), sản lượng 2,0 tấn/kỳ dự án; Xây dựng mô hình sản xuất giá thể hữu cơ từ bã vỏ bưởi sau chưng cất tinh dầu. Quy mô sản xuất giá thể hữu cơ từ bã vỏ bưởi sau quá trình chưng cất tinh dầu (100 tấn/kỳ dự án, đạt TCCS); Xây dựng mô hình trồng rau và hoa sử dụng giá thể hữu cơ từ bã vỏ bưởi diện tích 1.000m2 trong điều kiện nhà màng có mái che và hệ thống tưới tiêu tự động.

 

PGS. TS Bạch Long Giang - Trường Đại học Nguyễn Tất Thành đại diện nhóm thực hiện báo cáo kết quả thực hiện dự án.

 

Qua thời gian triển khai, nhóm thực hiện đã xây dựng được các sản phẩm của dự án gồm các quy trình cụ thể như: Quy trình sơ chế, bảo quản nguyên liệu vỏ bưởi trước khi chưng cất; Quy trình công nghệ chưng chất tinh dầu vỏ bưởi; Quy trình công nghệ xử lý tinh dầu sau chưng cất: làm khan tinh dầu và ổn định mùi hương tinh dầu sau chưng cất; Quy trình nhân chủng vi sinh phân giải phế phụ phẩm (bã vỏ bưởi); Quy trình sản xuất chế phẩm vi sinh phân giải phế phụ phẩm bã vỏ bưởi; Quy trình xử lý phế phẩm bã vỏ bưởi sau quá trình chưng cất tinh dầu; Quy trình công nghệ sản xuất giá thể hữu cơ từ nguồn bã vỏ bưởi sau quá trình chưng cất tinh dầu; Quy trình công nghệ sản xuất xịt phòng tinh dầu bưởi; Quy trình công nghệ sản xuất dầu gội tinh dầu bưởi; Quy trình công nghệ sản xuất dầu xả tinh dầu bưởi và cũng đã thực hiện thành công các mô hình chưng cất tinh dầu bưởi với công suất 01 tấn nguyên liệu/mẻ, hiệu suất thu hồi tinh dầu ≥ 90% và sản lượng đạt 02 tấn/kỳ dự án; Mô hình trồng rau và hoa sử dụng giá thể hữu cơ từ bã vỏ bưởi với quy mô 1.000 m2, sản lượng hơn 2.000 kg rau bao gồm có rau muống, cải bẹ, cải ngọt, rau quế, rau mùi, 1.000 chậu hoa bao gồm hoa vạn thọ, cúc mâm xôi, cúc đồng tiền.

 

Các thành viên Hội đồng đánh giá dự án được thực hiện thành công và có tính hiệu quả cao, đã tiếp nhận và chuyển giao công nghệ, đào tạo nội bộ, xây dựng và vận hành các mô hình, sản xuất đủ số lượng sản phẩm, tập huấn và nhân rộng mô hình,... đáp ứng đúng và đủ các yêu cầu đặt ra so với nội dung, quy mô của từng mô hình theo hợp đồng và theo thuyết minh đã được phê duyệt. Tổ chức chủ trì cũng đã hoàn thiện hồ sơ dự án, sẵn sàng phục vụ cho công tác đánh giá nghiệm thu dự án ở địa phương, tiến tới đánh giá nghiệm chính thức dự án ở Trung ương trong thời gian tới.

 

Thành công của dự án đã tạo ra các sản phẩm mới mang yếu tố xã hội, góp phần gia tăng giá trị cho cây bưởi, giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm môi trường, góp phần giảm nghèo và thúc đẩy ngành nông nghiệp phát triển tại tỉnh Bến Tre. Các thành viên Hội đồng đã thảo luận và đánh giá dự án đã hoàn thành các mục tiêu, nội dung đã được phê duyệt và thống nhất nghiệm thu. Hội đồng đề nghị nhóm thực hiện dự án tiếp thu những ý kiến của các thành viên Hội đồng, chỉnh sửa hình thức, bố cục để hoàn thiện nội dung dự án.

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Tỉnh ban hành kế hoạch đẩy mạnh hoạt động khoa học và công nghệ ngành chăn nuôi
• Bến Tre phát triển giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng
• Nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của kênh, rạch, mương trong chăn nuôi heo tại huyện Mỏ Cày Nam”
• Kiểm định huyết áp kế tại tỉnh Bến Tre
• Thành lập hội đồng quốc gia về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo
• Nghiệm thu đề tài “Điều tra thực trạng, đánh giá chế độ dòng chảy, xu thế diễn biến các bãi bồi, cồn nổi ven sông và đề xuất giải pháp khai thác tổng hợp”
• Lãnh đạo tỉnh tiếp và làm việc với đoàn công tác UBND TP. Cần Thơ về việc biên soạn Địa phương chí tỉnh Bến Tre
• Tiếp và làm việc đoàn công tác Bộ phận đại diện khoa học và công nghệ (KH&CN) tại Đài Loan (Trung Quốc), Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ - Bộ KH&CN
• Nghiệm thu đề tài “Tạo lập, quản lý, và phát triển chỉ dẫn địa lý “Thạnh Phú” cho sản phẩm gạo của huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo “Góp ý Quy trình kỹ thuật ương thuần dưỡng và nuôi thương phẩm cá bông lau trong ao đất tại Bến Tre”
• Nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu thực trạng sụt lún, ngập úng và đề xuất giải pháp thích ứng tại xã đảo Hưng Phong, huyện Giồng Trôm”
• Quy định quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa
• Nghiệm thu đề tài “Khảo sát sự lưu hành của virus và đánh giá đáp ứng miễn dịch sau khi tiêm phòng vaccine viêm da nổi cục trên bò tại Bến Tre”
• Hội thảo “Một số giải pháp xây dựng sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo đề tài “Nghiên cứu quy trình công nghệ và hệ thống thiết bị sơ chế, xử lý và bảo quản quả bưởi tươi phục vụ nội tiêu và xuất khẩu”