Nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao giá trị từ con tôm ở Bến Tre”

Ngày 20/12/2023, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã tổ chức Hội đồng KH&CN cấp tỉnh đánh giá nghiệm thu kết quả đề tài nghiên cứu khoa học “Nghiên cứu đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao giá trị từ con tôm ở Bến Tre”. Đề tài do Trường Đại học Cần Thơ là đơn vị chủ trì thực hiện, PGS. TS. Trần Thanh Trúc làm chủ nhiệm.

 

Dự và chủ trì buổi họp có ông Lâm Văn Tân - Giám đốc Sở KH&CN, Chủ tịch hội đồng; ông Kha Chấn Tuyền - Phó Trưởng khoa Công nghệ thực phẩm - Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, phản biện 1; ông Nguyễn Văn Bé Sáu - Giám đốc Sở Công Thương, phản biện 2 cùng các ủy viên Hội đồng.

 

Ông Lâm Văn Tân, Giám đốc Sở KH&CN, Chủ tịch hội đồng phát biểu tại buổi họp.

 

Đề tài được thực hiện với mục tiêu xây dựng được quy trình công nghệ sản xuất các sản phẩm giá trị gia tăng từ nguyên liệu tôm sú và tôm thẻ chân trắng nuôi xi phong ở tỉnh Bến Tre có chất lượng tốt, đáp ứng tiêu chuẩn an toàn và có khả năng bảo quản ổn định thông qua việc kiểm soát thông số kỹ thuật trong quá trình chế biến cũng như lựa chọn phương thức bao gói và chế độ bảo quản phù hợp. Qua đó, thiết lập được ít nhất một mô hình sản xuất thử nghiệm thành công cho sản phẩm tôm, nhằm nâng cao giá trị sử dụng nguyên liệu và góp phần phát triển kinh tế bền vững của địa phương.

 

Nghiệm thu kỹ thuật tại cơ sở sản xuất.

 

Qua thời gian triển khai, nhóm thực hiện đã xây dựng được các sản phẩm chính của đề tài gồm 05 quy trình sản xuất sản phẩm từ nguyên liệu tôm thẻ chân trắng (quy trình sản xuất tôm khô ăn liền, quy trình sản xuất tôm khô xẻ bướm, quy trình sản xuất chà bông tôm, quy trình sản xuất snack tôm và quy trình sản xuất bột gia vị tôm) được nuôi tại vùng Thạnh Phú tỉnh Bến Tre.

 

Tại buổi nghiệm thu, các thành viên hội đồng đã đánh giá cao kết quả đạt được của đề tài. Đề tài đã hoàn thành các nội dung nghiên cứu và sản phẩm theo đặt hàng và đúng theo thời gian quy định. Kết quả nổi bật của đề tài là đã xây dựng được cơ sở dữ liệu về tương quan giữa hạng tôm đến thành phần khối lượng, sự thay đổi tính chất hóa lý của tôm sú và tôm thẻ chân trắng được nuôi tại huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre; đề xuất được giải pháp tổng thể để sản xuất các sản phẩm giá trị gia tăng từ nguyên liệu tôm nuôi xi phong ở tỉnh, tập trung tôm thẻ chân trắng; đề xuất được 05 quy trình hoàn chỉnh sản xuất các sản phẩm từ tôm nuôi tại tỉnh Bến Tre; khẳng định việc thay đổi các điều kiện môi trường xung quanh trong quá trình bảo quản là yếu tố có tác động đến sự suy giảm chất lượng sản phẩm từ tôm, không thể áp dụng đánh giá động học sự suy giảm chất lượng khi gia tốc nhiệt đối với các sản phẩm có chất lượng ổn định và ít bị biến động như tôm khô ăn liền và chà bông tôm; quy trình công nghệ sản xuất 05 sản phẩm từ con tôm đã được triển khai thực tế; khẳng định hiệu quả thực tiễn dựa trên kết quả đánh giá thị hiếu người tiêu dùng và kết quả phân tích chất lượng sản phẩm; đồng thời có 02 sản phẩm đã được doanh nghiệp tiến hành thủ tục đăng ký OCOP 3 sao.

 

Các sản phẩm của đề tài.

 

Các thành viên Hội đồng đánh giá đề tài được thực hiện thành công và có tính hiệu quả cao, đã có cơ sơ sản xuất tiếp nhận và chuyển giao công nghệ 05 quy trình sản xuất các sản phẩm từ con tôm (Công ty TNHH QT Hải Sản Xanh tại huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre),... đáp ứng đúng và đủ các yêu cầu đặt ra so với nội dung theo hợp đồng và theo thuyết minh đã được phê duyệt. Thành công của đề tài đã tạo ra các sản phẩm mới mang yếu tố kinh tế xã hội cao, góp phần gia tăng giá trị cho con tôm của tỉnh Bến Tre nói chung và con tôm của huyện Thạnh Phú nói riêng,  không chỉ mở ra một hướng phát triển mới cho thị trường tôm chế biến, mà còn đưa ra quy trình sản xuất đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu, góp phần phát triển kinh tế bền vững của địa phương.

 

Quang cảnh buổi họp.

 

Theo đánh giá của các thành viên Hội đồng, kết quả thực hiện đề tài đã hoàn thành đầy đủ nội dung, số lượng, chất lượng sản phẩm, các kết quả thực hiện mang tính khoa học, thời gian thực hiện đúng theo quy định, đáp ứng các mục tiêu đặt ra của đề tài, có hiệu quả ứng dụng. Đề tài đã được các thành viên của Hội đồng thống nhất nghiệm thu đạt và đề nghị đơn vị chủ trì thực hiện đề tài hoàn chỉnh báo cáo theo kết luận của Hội đồng.

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Tỉnh ban hành kế hoạch đẩy mạnh hoạt động khoa học và công nghệ ngành chăn nuôi
• Bến Tre phát triển giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng
• Nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của kênh, rạch, mương trong chăn nuôi heo tại huyện Mỏ Cày Nam”
• Kiểm định huyết áp kế tại tỉnh Bến Tre
• Thành lập hội đồng quốc gia về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo
• Nghiệm thu đề tài “Điều tra thực trạng, đánh giá chế độ dòng chảy, xu thế diễn biến các bãi bồi, cồn nổi ven sông và đề xuất giải pháp khai thác tổng hợp”
• Lãnh đạo tỉnh tiếp và làm việc với đoàn công tác UBND TP. Cần Thơ về việc biên soạn Địa phương chí tỉnh Bến Tre
• Tiếp và làm việc đoàn công tác Bộ phận đại diện khoa học và công nghệ (KH&CN) tại Đài Loan (Trung Quốc), Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ - Bộ KH&CN
• Nghiệm thu đề tài “Tạo lập, quản lý, và phát triển chỉ dẫn địa lý “Thạnh Phú” cho sản phẩm gạo của huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo “Góp ý Quy trình kỹ thuật ương thuần dưỡng và nuôi thương phẩm cá bông lau trong ao đất tại Bến Tre”
• Nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu thực trạng sụt lún, ngập úng và đề xuất giải pháp thích ứng tại xã đảo Hưng Phong, huyện Giồng Trôm”
• Quy định quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa
• Nghiệm thu đề tài “Khảo sát sự lưu hành của virus và đánh giá đáp ứng miễn dịch sau khi tiêm phòng vaccine viêm da nổi cục trên bò tại Bến Tre”
• Hội thảo “Một số giải pháp xây dựng sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo đề tài “Nghiên cứu quy trình công nghệ và hệ thống thiết bị sơ chế, xử lý và bảo quản quả bưởi tươi phục vụ nội tiêu và xuất khẩu”