Nguyên vật liệu, cách chế tạo cây nến.

Hỏi: Xin hỏi cây nến (cây đèn cầy) được làm từ nguyên vật liệu gì? Cách chế tạo như thế nào?

tien changngoccuaem_85@yahoo.com

Đáp:  Đèn cầy có mặt trong những ngày tết, lễ cưới, hỏi, tang chế,..Ngày Tết Trung thu đốt đèn đi chơi là thú vui bình dân từ xưa đến nay của các cháu nhi đồng. Nến lung linh trong không khí nhà hàng quý tộc, lờ mờ trong căn nhà cúp điện đêm đen,.. Đèn cầy (nến) có mặt ở hầu hết mọi nơi của đất nước Việt Nam, ở mọi gia đình, mọi lứa tuổi, mọi giới đều san sẻ niềm vui, nỗi buồn qua từng giọt nến.

Sản xuất đèn cầy không có gì phức tạp, tuy nhiên đòi hỏi có chút kinh nghiệm pha chế nguyên liệu, pha màu để cây đèn cầy đạt chất lượng và đẹp mắt.

Nguyên liệu: thông dụng nhất làm đèn cầy là parafin và Stearin. Parafin là sản phẩm từ dầu mỏ có màu trắng trong ; Stearin từ mở bò có màu trắng đục. Hai chất này đều dễ nấu chảy và khi để nguội lại thì đặc cứng. Người ta có thể dùng riêng mỗi chất hoặc có thể hổn hợp và có thể pha thêm sáp ong, đèn cầy cũ, vụn, gẫy,..Sau đây là đặc tính của 2 nguyên liệu cơ bản:

Parafin: Parafin nguyên chất có thể làm đèn cầy ngay được. Đèn Parafin cháy sáng, không khét nhưng có yếu điểm là khi đốt dễ bị cháy dính với nhau hoặc khi chảy nóng mềm cong gục xuống, cần pha thêm Oxit Manhê cho cứng thêm.

Stearin: Ngoài Stearin, trong mỡ bò có mỡ lỏng, glycerin cần được tách ra trước khi làm đèn cầy, nếu không đèn cầy hay chảy và cháy khét, nhiều khói. Người ta trộn mỡ bò với vôi và acid sulfuric, sau đó cho vào bao bố ép mỡ để tách mỡ lỏng và Glycerin, phần đặc còn lại dùng làm đèn cầy.

Màu: Đèn cầy làm bằng chất Stearin màu trắng đục thường để nguyên màu. Khi pha chế Stearin với parafin, sáp ong người ta mới pha với màu đỏ, màu xanh, màu vàng,.. Hoá màu thuộc loại chất tan trong dầu mỡ để có thể tạo màu cho đèn cầy.

Tim đèn: Dùng 3 tao chỉ thắt bính rồi thui sơ trên ngọn lửa cho cháy sạch lông chỉ ; hoặc se chỉ nhưng không se chặt quá rồi ngâm vào thau dung dịch hoá chất gồm acid Boric, Sulffat Amôn và nước. Nhờ có ngâm hoá chất, nên khi đốt nến đến đâu, tim ngã cong đến đó, do đó ngọn đèn cháy dễ dàng, toả ra ánh sáng trắng.

Đổ khuôn: Khuôn làm bằng kẽm hoặc thau cuốn thành ống tròn, đầu túm lại, ở giữa có lỗ để căng tim đèn. Khuôn đèn cầy được ngâm trong nước ấm 500C. Đổ nguyên liệu vào khuôn trong điều kiện khuôn ấm, nguyên liệu đảm bảo độ chảy lỏng, đều. Sau đó đèn tự cứng dần theo nước nguội. Để sản xuất nhanh (giảm thời gian nước nguội) người ta thiết kế hệ thống khuôn trong thùng đựng nước ngâm, phía dưới đáy có vòi tháo nước, phía trên có vòi dẫn nước vào. Khi rót nguyên liệu vào khuôn thì nước trong thùng ấm; sau khi rót xong, tháo nước ấm ra và dẫn nước nguội vào. Đèn cầy mau nguội và nhót lại rút ra dễ dàng. Nếu lòng khuôn không được láng, đèn trút ra khó, người ta nhúng nhanh khuôn vào nước ấm (để lớp ngoài mềm, nhót) rồi rút nhanh đèn ra.

Đánh bóng: Khi đèn nguội và cứng, dùng loại nỉ mềm, mịn. Thấm cồn 900 lau nhẹ, đèn sẽ bóng láng.

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Sở KH&CN Bến Tre có cho đăng ký thực hiện các đề tài khoa học hay không?
• Tình hình ứng dụng công nghệ vi sinh vật để xử lý môi trường nước ở Bến Tre như thế nào
• Cho biết đậu móng chim tên khoa học là gì, hay còn gọi tên gì?
• Cây bưởi có dấu hiệu xuất hiện các đốm vàng trên lá là bệnh gì?
• Mô hình ủ phân vi sinh (từ nguồn phân bò, dê...) theo phương pháp mới
• Dừa bên em lá và đọt bị quẹo ngang nguyên nhân là bị gì ạ
• Hỏi về viết sáng kiến
• Tư vấn chọn giống dừa
• Trồng chanh chùm bông tím xen bưởi được không?
• Trả lời bạn đọc về đăng ký bảo hộ độc quyền một nhãn hiệu cho một sản phẩm mới
• Bệnh thối đọt trên dừa
• Trả lời bạn đọc - Bệnh trên bưởi da xanh
• Trả lời bạn đọc về mô hình trồng dừa trên đất cát
• Trả lời bạn đọc về xịt thuốc hoặc đặt thuốc trên dừa
• Kích thích ra bông vạn thọ