Phòng trừ bệnh lem lép hạt lúa vụ Hè Thu giai đoạn trổ bông

Hiện nay, lúa Hè thu 2014 tỉnh Bến Tre đang phổ biến giai đoạn trổ, đây là giai đoạn lúa mẫn cảm nhất đối với nhiều loại bệnh hại, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất lúa. Trong đó phổ biến là bệnh lem lép hạt.


Bệnh lem lép hạt lúa xuất hiện và gây hại ở hầu hết trên các giống lúa, các vùng và các mùa vụ ở mức độ khác nhau. Tuy nhiên, ở vụ Hè thu và Thu đông dễ nhiễm bệnh lem lép hạt nhất. Bệnh do nhiều tác nhân như: nấm, vi khuẩn, … nhưng chủ yếu vẫn là do tập đoàn nhiều loại nấm gồm: Helminthosporium sp; Pyricularia grisea, Alternaria padwickii, Curvularia lunata, Fusarium moniliforme, Phoma sorghina, Sarocladium sp,.... Những mầm bệnh này không chỉ gây bệnh cho hạt lúa trên đồng ruộng, mà còn tồn tại trên vỏ trấu để tiếp tục gây hại cho hạt lúa sau khi thu hoạch ở giai đoạn hạt lúa còn ẩm chưa kịp phơi khô để đưa vào kho tồn trữ.

image
Triệu chứng phân biệt lem lép hạt do nấm và vi khuẩn gây ra.

 

    - Do nấm gây ra: làm biến màu vỏ hạt lúa; có thể gây hại trên vỏ trấu hoặc bệnh trong hạt; triệu chứng bệnh là những chấm nhỏ li ti màu nâu đen, hoặc là những mãng nâu bao phủ cả vỏ hạt; bệnh nặng làm toàn thể vỏ hạt nâu đen, hạt gạo bên trong bị lép hoặc bị biến màu, đôi khi có mùi mốc.


    - Do vi khuẩn gây ra: Trên hạt có chấm đen nhỏ trên đầu phôi, sau đó lan dần, vỏ hạt chuyển màu xanh vàng; phần dưới hạt vẫn còn màu xanh và có đường ranh giới màu nâu; nội phủ bị bệnh có màu đen, hạt teo.Vi khuẩn xâm nhập sớm sẽ bị lép hoàn toàn, còn xâm nhập muộn hạt sẽ bị lửng. Bệnh thể hiện rõ sau khi bông lúa trổ thoát, bông và hạt bị bệnh có màu xanh vàng, thấm nước. Hạt bị bệnh rất dễ vỡ.


Bệnh gây hại nặng ở vụ lúa Hè thu và Thu đông, khi lúa đang trổ mà gặp mưa bão, sau đó nắng hạn, ruộng bị chua phèn, thiếu nước.


Bệnh phát sinh, phát triển và gây hại từ khi cây lúa trổ bông trở đi, thời kỳ dễ nhiễm bệnh nhất là giai đoạn trổ-ngậm sữa.


Nếu bệnh tấn công sớm, lại gặp thời tiết thuận lợi, thì tỷ lệ hạt lép lửng sẽ rất cao, có khi lên đến 50%. Bệnh làm giảm năng suất và chất lượng lúa gạo. Ở những ruộng tỷ lệ hạt lem lép cao, không những tỷ lệ thành gạo thấp, tấm và cám nhiều mà hạt gạo cũng giảm độ trong, bạc bụng, làm giảm chất lượng của cơm. Ngoài ra, bệnh còn là nguồn tồn tại lan truyền nguồn bệnh trên đồng ruộng.


•    Biện pháp phòng trừ:


Muốn hạn chế tác hại của bệnh, phải áp dụng kết hợp nhiều biện pháp một cách hợp lý :


- Chọn giống sạch bệnh, tuyệt đối không sử dụng giống ở những ruộng có bệnh lem lép hạt.


- Bón phân đầy đủ và cân đối NPK là một biện pháp kỹ thuật quan trọng đảm bảo cho cây lúa sinh trưởng phát triển  khỏe mạnh, năng suất cao và ít hạt bị lem lép. Đặc biệt bón phân đạm nhiều và bón muộn thường có ảnh hưởng rõ đến việc làm tăng tỷ lệ hạt lem lép.


- Bệnh lem lép hạt lúa có liên quan đến nhiều yếu tố như thời tiết, phân bón,..nhưng dù với ảnh hưởng của yếu tố nào thì tác nhân trực tiếp vẫn là các vi sinh vật gây bệnh. Biện pháp xử lý bằng thuốc hóa học vẫn được xem là biện pháp hiệu quả nhất trong việc phòng trị bệnh lem lép hạt. Bệnh lem lép hạt chỉ thể hiện từ khi lúa trổ xong, khi hạt lúa đã bị mầm bệnh xâm nhập rồi thì dù có phòng trừ cũng muộn. Do đó, đối với bệnh lem lép hạt lúa phải phun thuốc phòng sớm khi lúa thoát trổ và sau khi trổ xong, sử dụng các loại thuốc trừ nấm phổ rộng. Một số thuốc có hiệu quả phòng trừ bệnh lem lép hạt như: Tilt Super 300ND, Nativo 750WG, Agrilife 100SL, Map Unique 750WP;  …


- Ngoài ra, sau thu hoạch cần chú ý: không ủ đống lúa cắt; phơi lúa hạt trong thời gian nhanh nhất; ẩm độ bảo quản <14%./.


Nguyễn Thị Nguyệt
Chi cục Bảo vệ Thực vật

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Nghiệm thu đề tài “Tạo lập, quản lý, và phát triển chỉ dẫn địa lý “Thạnh Phú” cho sản phẩm gạo của huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo “Góp ý Quy trình kỹ thuật ương thuần dưỡng và nuôi thương phẩm cá bông lau trong ao đất tại Bến Tre”
• Nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu thực trạng sụt lún, ngập úng và đề xuất giải pháp thích ứng tại xã đảo Hưng Phong, huyện Giồng Trôm”
• Quy định quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa
• Nghiệm thu đề tài “Khảo sát sự lưu hành của virus và đánh giá đáp ứng miễn dịch sau khi tiêm phòng vaccine viêm da nổi cục trên bò tại Bến Tre”
• Hội thảo “Một số giải pháp xây dựng sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo đề tài “Nghiên cứu quy trình công nghệ và hệ thống thiết bị sơ chế, xử lý và bảo quản quả bưởi tươi phục vụ nội tiêu và xuất khẩu”
• Hội thảo đề tài “Nghiên cứu đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của kênh, rạch, mương trong chăn nuôi heo tại huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre”
• Công bố quy hoạch mạng lưới tổ chức khoa học và công nghệ công lập thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050
• Khác biệt chưa biết về chỉ dẫn địa lý “Bến Tre” cho sản phẩm xoài Tứ Quý
• Phát hành hóa đơn điện tử ngay sau từng lần bán hàng xăng dầu
• Bến Tre: Tập huấn về cơ chế chi trả dựa vào kết quả - RBF và hướng dẫn nghiệm thu công trình khí sinh học trong chăn nuôi cho cán bộ kiểm tra chất lượng và thợ xây, thợ lắp đặt tại địa phương
• Hội thảo “Giải pháp khai thác hiệu quả các bãi bồi, cồn nổi ven sông trên địa bàn tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo “Nghiên cứu thực trạng sụt lún, ngập úng và đề xuất giải pháp thích ứng tại xã đảo Hưng Phong, huyện Giồng Trôm”
• Sản phẩm gạo “Thạnh Phú” được bảo hộ chỉ dẫn địa lý