Dự báo một số sâu bệnh vụ lúa Thu Đông 2014

Vụ lúa Hè Thu tỉnh Bến Tre đã thu hoạch xong, nông dân đang bước vào vụ lúa Thu Đông 2014 với diện tích gieo sạ gần 22.000 ha, hiện đã xuống giống trên 80% diện tích. Trong 3 vụ, đây là vụ lúa nhiều thử thách, mưa bão liên tục, sâu bệnh nhiều nhưng năng suất lại không cao. Để đạt vụ lúa Thu Đông thắng lợi, bà con cần lưu ý một số sâu bệnh hại có thể xảy ra để có giải pháp đối phó kịp thời ngay từ đầu vụ nhằm hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng sâu bệnh đến năng suất lúa :

 

    - Trong giai đoạn mạ: Ốc bươu vàng (OBV) là đối tượng dịch hại cần quan tâm. Trong mùa mưa lũ OBV theo dòng nước lây lan mạnh. Ốc cắn phá hạt lúa từ khi mới gieo đến khi lúa phát triển lá, làm giảm mật độ lúa trên ruộng. Một số ruộng có mật số ốc cao, nông dân phải gieo sạ lại. Để hạn chế OBV gây hại, có thể đặt lưới chắn ngay đường bơm nước vào ruộng; sử dụng lá đu đủ, lá khoai mì, ... bó thành từng bó để ở góc ruộng để dẫn dụ tập trung ốc bươu vàng, sáng sớm thu gom bắt ốc bám trên những bó lá; hoặc trên ruộng cắm cọc cho ốc đẻ trứng và thu gom ổ trứng tiêu diệt; sử dụng thuốc hóa học trừ ốc như: Pisana 700WP, Map Passion 10GR,…

    - Trong giai đoạn đẻ nhánh: Bệnh đạo ôn phổ biến nhất. Nguy hiểm hơn là bệnh đạo ôn gây hại mọi giai đoạn của cây lúa từ đẻ nhánh, làm đòng đến trổ, thậm chí ở một số ruộng sử dụng giống nhiễm, bệnh đạo ôn có thể xuất hiện ngay giai đoạn mạ. Ruộng sạ dày, bón thừa đạm là điều kiện thuận lợi để bệnh đạo ôn phát triển và gây hại. Để phòng trừ bệnh đạo ôn, bà con nên chọn giống kháng, gieo sạ với mật độ vừa phải (120-150kg/ha); bón cân đối NPK; khi phát hiện ruộng bị bệnh đạo ôn tuyệt đối không để ruộng khô nước. Phát hiện sớm khi bệnh mới là những chấm kim, chọn loại thuốc đặc trị phun thời điểm này mới đạt hiệu quả cao. Ngoài ra, cần chú ý bệnh thối thân thường xuất hiện ở những vùng trũng, thường xuyên ngập nước. Triệu chứng nhận biết là những bẹ lúa gần gốc bị thối nâu, mềm. Rễ ít, bị thối đen và có mùi hôi do bị vi khuẩn gây bệnh thối thân, cây lúa kém phát triển. Trong trường hợp này, khi mới phát hiện một vài bụi lúa nhiễm bệnh, bà con nên thoát nước ra và thay nước mới vào ruộng, bón phân lân để kích thích ra rễ mới và phun thuốc trừ vi khuẩn.


    - Trong giai đoạn làm đòng: Đây là giai đoạn mẫn cảm nhất với các loài sâu bệnh hại. Trong đó, cần lưu ý bệnh cháy bìa lá có thể phát triển mạnh trong vụ lúa Thu Đông 2014. Nhận dạng sớm bệnh khi chóp lá vừa bị cháy, màu vàng rơm, sáng sớm thăm ruộng thấy giọt sương trên chóp lá có màu nước trà. Bệnh phát triển mạnh trên ruộng bón thừa đạm và trong thời tiết mưa bão kéo dài. Khi phát hiện bệnh, ngưng bón phân đạm, phun thuốc trừ vi khuẩn.


    - Trong giai đoạn trổ: Bệnh đạo ôn cổ bông, bệnh lem lép hạt là các bệnh quan trọng ảnh hưởng đến năng suất và phẩm chất hạt lúa.

image
Bệnh lúa giai đoạn trổ bông


Đối với các bệnh gây hại bông, biện pháp phòng mang lại hiệu quả hơn biện pháp trị vì khi thấy triệu chứng bệnh thì bông lúa đã bị ảnh hưởng. Nếu vùng có mầm bệnh nhiều, nhất là những ruộng giai đoạn trước bị nhiễm đạo ôn lá, nên phun thuốc phòng khi lúa trổ lẹt xẹt và lúc lúa trổ đều.


    Quản lý dịch hại tổng hợp là biện pháp tốt nhất để quản lý có hiệu quả các loài sâu bệnh hại, cần thiết áp dụng ngay đầu vụ từ khâu chọn giống, mật độ sạ đến kỹ thuật canh tác đồng thời kết hợp biện pháp hóa học một cách hợp lý./.

Nguyễn Thị Nguyệt
Chi cục Bảo vệ Thực vật

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Nghiệm thu đề tài “Tạo lập, quản lý, và phát triển chỉ dẫn địa lý “Thạnh Phú” cho sản phẩm gạo của huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo “Góp ý Quy trình kỹ thuật ương thuần dưỡng và nuôi thương phẩm cá bông lau trong ao đất tại Bến Tre”
• Nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu thực trạng sụt lún, ngập úng và đề xuất giải pháp thích ứng tại xã đảo Hưng Phong, huyện Giồng Trôm”
• Quy định quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa
• Nghiệm thu đề tài “Khảo sát sự lưu hành của virus và đánh giá đáp ứng miễn dịch sau khi tiêm phòng vaccine viêm da nổi cục trên bò tại Bến Tre”
• Hội thảo “Một số giải pháp xây dựng sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo đề tài “Nghiên cứu quy trình công nghệ và hệ thống thiết bị sơ chế, xử lý và bảo quản quả bưởi tươi phục vụ nội tiêu và xuất khẩu”
• Hội thảo đề tài “Nghiên cứu đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của kênh, rạch, mương trong chăn nuôi heo tại huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre”
• Công bố quy hoạch mạng lưới tổ chức khoa học và công nghệ công lập thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050
• Khác biệt chưa biết về chỉ dẫn địa lý “Bến Tre” cho sản phẩm xoài Tứ Quý
• Phát hành hóa đơn điện tử ngay sau từng lần bán hàng xăng dầu
• Bến Tre: Tập huấn về cơ chế chi trả dựa vào kết quả - RBF và hướng dẫn nghiệm thu công trình khí sinh học trong chăn nuôi cho cán bộ kiểm tra chất lượng và thợ xây, thợ lắp đặt tại địa phương
• Hội thảo “Giải pháp khai thác hiệu quả các bãi bồi, cồn nổi ven sông trên địa bàn tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo “Nghiên cứu thực trạng sụt lún, ngập úng và đề xuất giải pháp thích ứng tại xã đảo Hưng Phong, huyện Giồng Trôm”
• Sản phẩm gạo “Thạnh Phú” được bảo hộ chỉ dẫn địa lý