Hội thảo khoa học: Công nghệ bảo quản trái cây sau thu hoạch (Chôm chôm, sầu riêng, măng cụt, cây có múi…)

Nhằm phổ biến các kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ đến với bà con nông dân, ngày 28 tháng 10 năm 2014, Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với UBND huyện Chợ Lách đã tổ chức Hội thảo khoa học: Công nghệ bảo quản trái cây sau thu hoạch (Chôm chôm, sầu riêng, măng cụt, cây có múi…) tại Hội trường Trung tâm hành chính huyện Chợ Lách.

Đến tham dự hội thảo có ông Nguyễn Văn Vưng - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, ông Nguyễn Thanh Tùng - Giám đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ, ông Hồ Thanh Sơn - Trưởng phòng Kinh tế Hạ tầng huyện Chợ Lách và trên 35 đại biểu là cán bộ của các phòng, ban của huyện, chủ các doanh nghiệp và bà con nông dân.

Hội thảo đã nghe báo cáo viên Thạc sĩ Nguyễn Thanh Tùng - Giảng viên bộ môn Công nghệ sau thu hoạch của Viện cây ăn quả miền Nam giới thiệu về kỹ thuật bảo quản trái cây sau thu hoạch theo tiêu chuẩn chất lượng cao, an toàn thực phẩm trên chôm chôm, sầu riêng, măng cụt và hướng phát triển liên kết giữa bà con nông dân và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bến Tre để nâng cao chất lượng thu hoạch trái cây theo đúng quy trình tiêu chuẩn chất lượng.

image
Báo cáo viên giới thiệu các biện pháp
bảo quản trái cây sau thu hoạch


Hội thảo cũng đã tiếp nhận được 08 câu hỏi và phần giải đáp với những nội dung thiết thực cho bà con nông dân liên quan đến quy trình sản xuất như: kỹ thuật làm chín trái cây và công nghệ bảo quản trái cây sau thu hoạch với mục đích tìm ra biện pháp có thể áp dụng vào thực tế của địa phương để bảo quản trái cây trong quá trình thu hoạch và sau thu hoạch một cách hiệu quả.

Kết thúc hội thảo, ông  Hồ Thanh Sơn - Trưởng phòng Kinh tế Hạ tầng huyện Chợ Lách kết luận: “hội thảo đã cung cấp cho bà con nông dân và các doanh nghiệp kiến thức về đặc tính và yêu cầu về chất lượng sản phẩm trái cây và những công nghệ bảo quản trái cây sau thu hoạch đáp ứng nhu cầu trong sản xuất và nâng cao giá trị sản phẩm địa phương, nhất là cần có sự liên kết chặt chẽ giữa bà con nông dân và các doanh nghiệp, các tổ liên kết sản xuất để quy trình sản xuất và bảo quản sản phẩm tốt hơn, có thương hiệu và sản phẩm chất lượng cao vươn cao ra thị trường thế giới

Châu Quang Thông
Trung tâm Thông tin KH&CN

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Nghiệm thu đề tài “Tạo lập, quản lý, và phát triển chỉ dẫn địa lý “Thạnh Phú” cho sản phẩm gạo của huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo “Góp ý Quy trình kỹ thuật ương thuần dưỡng và nuôi thương phẩm cá bông lau trong ao đất tại Bến Tre”
• Nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu thực trạng sụt lún, ngập úng và đề xuất giải pháp thích ứng tại xã đảo Hưng Phong, huyện Giồng Trôm”
• Quy định quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa
• Nghiệm thu đề tài “Khảo sát sự lưu hành của virus và đánh giá đáp ứng miễn dịch sau khi tiêm phòng vaccine viêm da nổi cục trên bò tại Bến Tre”
• Hội thảo “Một số giải pháp xây dựng sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo đề tài “Nghiên cứu quy trình công nghệ và hệ thống thiết bị sơ chế, xử lý và bảo quản quả bưởi tươi phục vụ nội tiêu và xuất khẩu”
• Hội thảo đề tài “Nghiên cứu đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của kênh, rạch, mương trong chăn nuôi heo tại huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre”
• Công bố quy hoạch mạng lưới tổ chức khoa học và công nghệ công lập thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050
• Khác biệt chưa biết về chỉ dẫn địa lý “Bến Tre” cho sản phẩm xoài Tứ Quý
• Phát hành hóa đơn điện tử ngay sau từng lần bán hàng xăng dầu
• Bến Tre: Tập huấn về cơ chế chi trả dựa vào kết quả - RBF và hướng dẫn nghiệm thu công trình khí sinh học trong chăn nuôi cho cán bộ kiểm tra chất lượng và thợ xây, thợ lắp đặt tại địa phương
• Hội thảo “Giải pháp khai thác hiệu quả các bãi bồi, cồn nổi ven sông trên địa bàn tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo “Nghiên cứu thực trạng sụt lún, ngập úng và đề xuất giải pháp thích ứng tại xã đảo Hưng Phong, huyện Giồng Trôm”
• Sản phẩm gạo “Thạnh Phú” được bảo hộ chỉ dẫn địa lý