Phòng trừ sâu bệnh hại hoa hồng mùa Tết

Trong những ngày Tết, hoa kiểng đặc biệt có ý nghĩa,  hoa hồng là một trong những loại hoa được ưa chuộng nhất vì màu sắc đa dạng, rực rỡ và hương thơm của hoa. Tuy nhiên, trồng hoa hồng đòi hỏi sự chăm sóc rất tỉ mỉ của người trồng vì chúng thường hay bị nhiều loại sâu bệnh tấn công, phổ biến nhất là rầy mềm và bệnh thối hoa làm ảnh hưởng đến vẻ đẹp của hoa.

Bệnh quan trọng nhất trên hoa hồng là bệnh thối hoa. Bệnh do nấm Botrytis cinerea gây ra. Bệnh gây hại chủ yếu trên nụ hoa, cánh hoa đôi khi có trên lá và thân. Nụ hoa bị bệnh không nở được, bên ngoài phủ lớp nấm màu xám, nụ gãy gục xuống, bên trong nụ bị thối rỗng. Nấm có thể lan dần xuống cuống hoa làm cuống bị những vết thâm nâu, bệnh nặng cả cuống hoa bị thối khô. Trên cánh hoa xuất hiện những đốm nhỏ màu nâu, nhiều vết bệnh liên kết với nhau tạo thành đám phồng lên, hoa bị khô cháy. Các giống hoa hồng màu trắng thường nhiễm nặng. Thân cây bị bệnh sần sùi, khô héo và gãy.
    
imageNấm hình thành phân sinh bào tử. Nấm phát triển ở nhiệt độ thấp. Nấm xâm nhập vào cành qua vết thương khi chăm sóc, cắt tỉa, từ đó phát triển gây hại hoa.
•    Biện pháp phòng trừ:
- Tỉa cành ngắt bỏ bớt các lá già, kịp thời tiêu huỷ các bộ phận bị bệnh, tạo điều kiện thông thoáng cho vườn cây.
- Không tưới nước thẳng trên hoa hoặc tưới lúc chiều tối vì nước đọng lại làm bệnh phát triển mạnh.
- Phun ngừa bằng thuốc trừ nấm giai đoạn hình thành bông. Sử dụng một trong các loại thuốc sau: Anvil 5SC, Amistar Top 325SC, Carbenzim 500FL, Miksabe 100WP,...
Ngoài bệnh thối hoa, hoa hồng còn bị rầy mềm tấn công. Rầy trưởng thành hình quả lê, trông như hạt mè, màu nâu. Ấu trùng hình dạng gần giống con trưởng thành nhưng có màu xanh hoặc vàng nhạt, dài khoảng 1-2mm, có 02 dạng có cánh và không cánh. Rầy mềm thường sinh sản theo kiểu đơn tính và đẻ ra con. Vòng đời của chúng rất ngắn, chỉ trong khoảng 10-12 ngày, vì vậy tốc độ phát triển rất nhanh. Trong điều kiện thức ăn thích hợp, dồi dào, rầy sinh ra dạng không cánh. Nếu bất lợi, chúng phát sinh dạng có cánh để di chuyển qua vùng khác.

imageRầy mềm phát sinh và gây hại chủ yếu ở đọt non, lá non, đài hoa, nụ hoa và cánh hoa, chúng phát triển với mật số rất cao. Cả rầy trưởng thành và rầy non chích hút dịch cây làm cây bị mất dinh dưỡng trở nên vàng, còi cọc. Ngọn xơăn chùn lại, lá biến dạng nụ hoa bị thui, không nở, cánh hoa nhạt màu và úa. Ngoài ra, rầy mềm còn tạo điều kiện cho nấm bồ hóng đen phát triển làm giảm khả năng quang hợp ảnh hưởng đến chất lượng hoa. Rầy mềm phát sinh quanh năm nhưng nhiều nhất là trong mùa nắng nóng.
Ngoài tự nhiên có bọ rùa và một loài ruồi ăn rệp là thiên địch của rầy mềm.
* Biện pháp quản lý:
- Trồng hoa hồng với mật độ hợp lý tránh trồng quá dày. Kiểm tra cây con trước khi trồng để tránh trồng cây có mang rệp.
- Chăm sóc, dinh dưỡng và nước đầy đủ cho hoa.
- Làm sạch cỏ dại trên vườn hoa, thu gom các lá bị rầy đem tiêu huỷ
- Phun thuốc trừ rầy mềm khi phát sinh nhiều. Sử dụng các loại thuốc sau:   Mapy 48EC,  Bulldock 25EC, Oshin 20WP,  Comda 250EC,..
Rầy mềm rất mau kháng thuốc vì thế nên sử dụng thuốc luân phiên ( hạn chế sử dụng những loại thuốc có mùi quá hôi sẽ ảnh hưởng đến hương thơm của hoa)./.

Nguyễn Thị Nguyệt
Chi cục Bảo vệ Thực vật

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Nghiệm thu đề tài “Tạo lập, quản lý, và phát triển chỉ dẫn địa lý “Thạnh Phú” cho sản phẩm gạo của huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo “Góp ý Quy trình kỹ thuật ương thuần dưỡng và nuôi thương phẩm cá bông lau trong ao đất tại Bến Tre”
• Nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu thực trạng sụt lún, ngập úng và đề xuất giải pháp thích ứng tại xã đảo Hưng Phong, huyện Giồng Trôm”
• Quy định quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa
• Nghiệm thu đề tài “Khảo sát sự lưu hành của virus và đánh giá đáp ứng miễn dịch sau khi tiêm phòng vaccine viêm da nổi cục trên bò tại Bến Tre”
• Hội thảo “Một số giải pháp xây dựng sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo đề tài “Nghiên cứu quy trình công nghệ và hệ thống thiết bị sơ chế, xử lý và bảo quản quả bưởi tươi phục vụ nội tiêu và xuất khẩu”
• Hội thảo đề tài “Nghiên cứu đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của kênh, rạch, mương trong chăn nuôi heo tại huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre”
• Công bố quy hoạch mạng lưới tổ chức khoa học và công nghệ công lập thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050
• Khác biệt chưa biết về chỉ dẫn địa lý “Bến Tre” cho sản phẩm xoài Tứ Quý
• Phát hành hóa đơn điện tử ngay sau từng lần bán hàng xăng dầu
• Bến Tre: Tập huấn về cơ chế chi trả dựa vào kết quả - RBF và hướng dẫn nghiệm thu công trình khí sinh học trong chăn nuôi cho cán bộ kiểm tra chất lượng và thợ xây, thợ lắp đặt tại địa phương
• Hội thảo “Giải pháp khai thác hiệu quả các bãi bồi, cồn nổi ven sông trên địa bàn tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo “Nghiên cứu thực trạng sụt lún, ngập úng và đề xuất giải pháp thích ứng tại xã đảo Hưng Phong, huyện Giồng Trôm”
• Sản phẩm gạo “Thạnh Phú” được bảo hộ chỉ dẫn địa lý