Hội thảo đề tài khoa học “Thử nghiệm một số biện pháp khắc phục hiện tượng dừa treo tỉnh Bến Tre”

Bến Tre là tỉnh trồng dừa lớn nhất cả nước và cho trái quanh năm, nhưng có những tháng dừa cho ít trái hay còn gọi là hiện tượng “dừa treo” (dừa không mang trái). Điều này ngày càng phổ biến hơn trong điều kiện thời tiết thay đổi thất thường như hiện nay.

 

 Ông Phạm Văn Đồng - Phó giám đốc Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ khoa học và công nghệ phát biểu khai mạc hội thảo

 
Hiện tượng dừa treo gây ra bởi nhiều nguyên nhân, có thể do tác nhân sinh học, thời tiết và cũng có thể do kỹ thuật canh tác không phù hợp. Do đó để xác định cụ thể hơn các biện pháp hạn chế dừa treo, ngày 06/7/2017 Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ Khoa học và Công nghệ Bến Tre đã tổ chức hội thảo đề tài khoa học “Thử nghiệm một số biện pháp khắc phục hiện tượng dừa treo tỉnh Bến Tre” tại hội trường UBND xã Định Thủy, huyện Mỏ Cày Nam. Đề tài do bà Võ Thị Thanh Hà- Giám đốc Trung tâm làm chủ nhiệm.

 

 Quang cảnh hội thảo


Tại hội thảo, các đại biểu được nghe trình bày về nội dung của đề tài, tập trung vào các giải pháp hạn chế hiện tượng dừa giảm năng xuất gồm số lần bón và cách tưới nước trên dừa ta xanh tại tỉnh Bến Tre. Các quy trình kỹ thuật canh tác khắc phục dừa không mang trái và mô hình tối ưu ứng dụng kết quả từ nghiên cứu cải thiện năng suất dừa trong mùa treo. Quá trình nghiên cứu và thử nghiệm của đề tài cho thấy, để hạn chế hiện tượng treo trái, cần cung cấp đủ nước cho cây dừa nhất là vào mùa khô, ngoài ra dừa cần dinh dưỡng rất nhiều nên cần tăng cường bón phân, bón đầy đủ và cân đối cho cây, 1 năm bón phân từ 3 đến 4 lần bằng cách đào rãnh bón xung quanh gốc dừa.

Ông Võ Văn Hiểu, đại diện hộ nông dân tham gia mô hình đề tài cho biết, kể từ khi thực hiện theo đúng quy trình chăm sóc dừa (tưới nước vào mùa khô, bón đúng phân, đủ phân và bón đúng thời điểm),  do cán bộ kỹ thuật hướng dẫn, vườn dừa của ông tăng năng suất rất cao với 7 công vườn dừa, cụ thể:
- Năm 2013 ông thu hoạch 7.260 trái, thu nhập 42.274.000 đồng (với giá thấp nhất của năm là 50.000 đồng/chục).
- Năm 2014 ông thu hoạch 8.187 trái, thu nhập 69.054.000 đồng (với giá thấp nhất của năm là 78.000 đồng /chục, cao nhất là 105.000 đồng /chục).
- Năm 2015 ông thu hoạch 10.194 trái, thu nhập 68.594.000 đồng.

 

 Ông Võ Văn Hiểu, đại diện hộ nông dân tham gia mô hình đề tài.


Ông chia sẻ: “Để vườn dừa phát triển tốt và hạn chế hiện tượng treo trái cần phải tưới đủ nước cho vườn dừa dù là mùa nắng hay mùa mưa và bón phân đủ, cân đối và đúng cách cho dừa phát triển”.

Qua kết quả của hộ nông dân tham gia mô hình đề tài, để khắc phục hiện tượng “dừa treo”, cho vườn dừa trĩu quả quanh năm, đòi hỏi người trồng dừa cần phải biết áp dụng đúng kỹ thuật canh tác tiên tiến từ khâu mật độ trồng, dinh dưỡng, tưới nước đến việc quản lý sâu bệnh một cách hợp lý.

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Nghiệm thu đề tài “Tạo lập, quản lý, và phát triển chỉ dẫn địa lý “Thạnh Phú” cho sản phẩm gạo của huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo “Góp ý Quy trình kỹ thuật ương thuần dưỡng và nuôi thương phẩm cá bông lau trong ao đất tại Bến Tre”
• Nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu thực trạng sụt lún, ngập úng và đề xuất giải pháp thích ứng tại xã đảo Hưng Phong, huyện Giồng Trôm”
• Quy định quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa
• Nghiệm thu đề tài “Khảo sát sự lưu hành của virus và đánh giá đáp ứng miễn dịch sau khi tiêm phòng vaccine viêm da nổi cục trên bò tại Bến Tre”
• Hội thảo “Một số giải pháp xây dựng sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo đề tài “Nghiên cứu quy trình công nghệ và hệ thống thiết bị sơ chế, xử lý và bảo quản quả bưởi tươi phục vụ nội tiêu và xuất khẩu”
• Hội thảo đề tài “Nghiên cứu đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của kênh, rạch, mương trong chăn nuôi heo tại huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre”
• Công bố quy hoạch mạng lưới tổ chức khoa học và công nghệ công lập thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050
• Khác biệt chưa biết về chỉ dẫn địa lý “Bến Tre” cho sản phẩm xoài Tứ Quý
• Phát hành hóa đơn điện tử ngay sau từng lần bán hàng xăng dầu
• Bến Tre: Tập huấn về cơ chế chi trả dựa vào kết quả - RBF và hướng dẫn nghiệm thu công trình khí sinh học trong chăn nuôi cho cán bộ kiểm tra chất lượng và thợ xây, thợ lắp đặt tại địa phương
• Hội thảo “Giải pháp khai thác hiệu quả các bãi bồi, cồn nổi ven sông trên địa bàn tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo “Nghiên cứu thực trạng sụt lún, ngập úng và đề xuất giải pháp thích ứng tại xã đảo Hưng Phong, huyện Giồng Trôm”
• Sản phẩm gạo “Thạnh Phú” được bảo hộ chỉ dẫn địa lý