Dự báo tình hình sâu bệnh hại vụ lúa hè thu 2015

Trong sản xuất lúa, vụ Hè Thu là vụ lúa đầy khó khăn, thách thức vì thời tiết bất lợi: đầu vụ nắng hạn xì phèn, cuối vụ lúa trổ gặp mưa bão. Vì thế, để bảo vệ năng suất lúa Hè thu, đòi hỏi người nông dân phải quan tâm chăm sóc lúa ngay từ khâu làm đất, gieo sạ, đến phòng trừ sâu bệnh. Dự báo vụ Hè thu 2015 sẽ có một số đối tượng sâu bệnh hại như sau:

* Bù lạch (bọ trĩ)

Là loài sâu hại phổ biến đầu vụ lúa Hè Thu. Chúng có thể di chuyển rất xa để tìm những ruộng thích hợp. Trưởng thành và bù lạch non sống tập trung ở ngọn lá lúa, cuốn 2 mép lá lại theo chiều dọc, nằm trong đó hút nhựa lá, làm chóp lá xe lại, biến vàng và có thể khô cháy nếu mật độ cao và ruộng bị khô hạn. Bù lạch thường chỉ gây hại khi lúa còn nhỏ ( giai đoạn mạ). Thời tiết nóng, khô, ruộng thiếu nước, thiếu phân là điều kiện thích hợp cho bù lạch phát triển và gây hại. Phòng trừ bù lạch không cần thiết phải sử dụng thuốc hóa học, vì cây lúa có khả năng tự ra lá mới để đền bù. Do đó, trên những ruộng bị bù lạch gây hại chỉ cần đảm bảo đủ nước, cung cấp dinh dưỡng kịp thời, lúa sinh trưởng tốt sẽ vượt qua tác hại của bù lạch. Nếu trong trường hợp khô hạn, không có nước để cho vào ruộng, có thể phun phân bón lá để cung cấp nước và dinh dưỡng tạm thời cho cây lúa trong thời gian ngắn nhưng sau đó vẫn phải cho nước trong ruộng, cây lúa sẽ phục hồi tốt, không ảnh hưởng đến năng suất.

* Sâu cuốn lá nhỏ:

Xuất hiện và gây hại lúa giai đoạn đẻ nhánh đến đòng trổ. Sâu cuốn tròn lá nằm bên trong cạp biểu bì lá, để lại lớp trắng. Cây lúa càng dư đạm, cây càng xanh thì sâu tấn công càng nhiều. Đối với sâu cuốn lá gây hại giai đoạn dưới 40 ngày, nông dân không cần thiết phun thuốc trừ sâu vì cây lúa có khả năng tự đền bù.

 

 

* Sâu năn (hay còn gọi là muỗi hành)

Thành trùng của sâu năn là một loài muỗi nhỏ. Muỗi trưởng thành đẻ trứng riêng lẻ hoặc từng nhóm 3-4 trứng. Sâu non sau khi nở có một thời gian ngắn khoảng 1-2 ngày sống trong nước, sau đó chui qua bẹ lá lúa đục vào điểm sinh trưởng của tép lúa làm cho lá lúa mới mọc ra bị cuốn tròn lại như lá hành, sâu non sống trong đó. Khi sâu non mới xâm nhập vào đỉnh sinh trưởng làm gốc dảnh lúa tròn và to lên (ở giai đoạn mạ dùng hai ngón tay sờ sẽ thấy). Chồi có lá hành thì không cho bông nhưng có thể mọc chồi mới để bù lại số chồi bị hại. Khi bông đã tượng hình thì ấu trùng của muỗi hành không gây hại được nữa. Phòng trừ sâu năn nên diệt trừ cỏ dại quanh ruộng; thay nước ruộng nhất là khi phát hiện trên ruộng có dảnh lúa bị hại; bón phân cân đối, theo đúng thời kỳ để lúa đẻ nhánh tập trung; thăm đồng thường xuyên phát hiện sớm phòng trừ mới có hiệu quả. Ở những vùng hàng năm thường bị sâu năn có thể rãi thuốc sâu dạng hạt như Basudin 10H, Regent 0.3G,…phun thuốc thường rất ít hiệu quả, đặc biệt không sử dụng thuốc khi thấy ống hành đã nhiều vì lúc đó sâu đã hóa muỗi.
        
*Bệnh đạo ôn:

Xuất hiện và gây hại từ giai đoạn lúa đẻ nhánh đến làm đòng, trổ. Bệnh tấn công trên lá, đốt thân, cổ lá, cổ bông. Bệnh gây thiệt hại nghiêm trọng đến năng suất lúa nếu không phát hiện sớm và phòng trừ kịp thời. Bệnh chớm xuất hiện là những chấm kim màu vàng nâu, về sau vết bệnh phát triển thành hình mắt én. Để phòng trừ bệnh đạo ôn, cần chọn giống kháng bệnh; mật độ sạ vừa phải; bón phân cân đối, không để ruộng khô nước; khi bệnh chớm xuất hiện phun thuốc đặc trị như:  Filia , Famy, Rabcide, Beam,…

 

 

 

 

 

 

* Bệnh cháy bìa lá:

 

Phát triển mạnh từ khi lúa đứng cái, có đòng cho đến khi trổ, vào cuối vụ Hè thu mưa nhiều là điều kiện bệnh lây lan. Vết bệnh phát triển từ chót lá vào, tạo thành một vết cháy ở chót lá. Biểu hiện vết bệnh tùy thuộc vào tính nhiễm của giống, vết bệnh có thể lan rộng khắp phiến lá làm lá khô đi hay bạc trắng, trong khi các giống hơi kháng vết bệnh chỉ là những sọc vàng. Bệnh nặng vết bệnh cũng có thể lan xuống cả bẹ lá, làm toàn bộ lá héo khô. Lúc sáng sớm, ra thăm đồng bà con sẽ thấy trên chót lá bệnh có những giọt nước nhỏ màu nước trà đó chính là những gịot dịch vi khuẩn. Từ những giọt vi khuẩn này, chúng sẽ lây lan từ cây này qua cây khác. Bệnh dễ mẫn cảm với những giống lúa thơm, chất lượng cao. Trên những ruộng bón nhiều phân đạm rất dễ phát sinh bệnh. Khi xuất hiện bệnh, nên giảm bớt lượng phân đạm, tăng cường phân kali, thay nước ruộng và phun các loại thuốc sau: Visen, Agri-Life, Bactocide, … vào giai đọan làm đòng và trước trổ nhất là sau những đợt mưa bão.  Không nên pha thuốc trừ bệnh chung với phân bón lá.

 

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Nghiệm thu đề tài “Tạo lập, quản lý, và phát triển chỉ dẫn địa lý “Thạnh Phú” cho sản phẩm gạo của huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo “Góp ý Quy trình kỹ thuật ương thuần dưỡng và nuôi thương phẩm cá bông lau trong ao đất tại Bến Tre”
• Nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu thực trạng sụt lún, ngập úng và đề xuất giải pháp thích ứng tại xã đảo Hưng Phong, huyện Giồng Trôm”
• Quy định quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa
• Nghiệm thu đề tài “Khảo sát sự lưu hành của virus và đánh giá đáp ứng miễn dịch sau khi tiêm phòng vaccine viêm da nổi cục trên bò tại Bến Tre”
• Hội thảo “Một số giải pháp xây dựng sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo đề tài “Nghiên cứu quy trình công nghệ và hệ thống thiết bị sơ chế, xử lý và bảo quản quả bưởi tươi phục vụ nội tiêu và xuất khẩu”
• Hội thảo đề tài “Nghiên cứu đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của kênh, rạch, mương trong chăn nuôi heo tại huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre”
• Công bố quy hoạch mạng lưới tổ chức khoa học và công nghệ công lập thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050
• Khác biệt chưa biết về chỉ dẫn địa lý “Bến Tre” cho sản phẩm xoài Tứ Quý
• Phát hành hóa đơn điện tử ngay sau từng lần bán hàng xăng dầu
• Bến Tre: Tập huấn về cơ chế chi trả dựa vào kết quả - RBF và hướng dẫn nghiệm thu công trình khí sinh học trong chăn nuôi cho cán bộ kiểm tra chất lượng và thợ xây, thợ lắp đặt tại địa phương
• Hội thảo “Giải pháp khai thác hiệu quả các bãi bồi, cồn nổi ven sông trên địa bàn tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo “Nghiên cứu thực trạng sụt lún, ngập úng và đề xuất giải pháp thích ứng tại xã đảo Hưng Phong, huyện Giồng Trôm”
• Sản phẩm gạo “Thạnh Phú” được bảo hộ chỉ dẫn địa lý